Người mắc bệnh tiểu đường rất nhạy cảm với bất cứ loại thực phẩm nào. Điều này khiến nhiều người bệnh thắc mắc liệu tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không.
Bạn đang đọc: Tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không? Bạn đã biết chưa?
Từ xa xưa, đông trùng hạ thảo đã được coi là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng để điều chế nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu không được tiêu thụ đúng cách, loại dược liệu này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc: “Tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không?” nhé!
Contents
Tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không?
Để trả lời cho câu hỏi: “Tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng: Người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể uống đông trùng hạ thảo.
Trong loại thực phẩm này có đến 17 loại axit amin, các loại vitamin như: A, C, B12, E, K,… cùng nhiều loại khoáng chất cần thiết là: Mn, Al, K, Na, Mg,… Đây đều là những dưỡng chất vô cùng quan trọng, có khả năng điều hòa đường huyết nhằm phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.
Lợi ích của đông trùng hạ thảo đối với bệnh tiểu đường
Tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không? Nghiên cứu của một nhóm các học giả tại Trung Quốc vào năm 2015 đã chứng minh được tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường. Vì vậy, nó được ứng dụng vào hàng ngàn loại thuốc chữa tiểu đường tại Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc,…
Dưới đây là một số lợi ích đặc trưng của đông trùng hạ thảo mà bệnh nhân tiểu đường không thể bỏ qua:
Ổn định đường huyết
Có thể kể đến như:
- Hàm lượng Selen cao sẽ làm giảm đáng kể mức HbA1c, đẩy mạnh cân bằng nội môi Glucose – Lipid ở người đái tháo đường.
- Bảo vệ tế bào beta tuyến tụy khỏi quá trình oxy hóa do Streptozotocin gây ra.
- Chất Polysaccharides sẽ kích thích tuyến tụy sản xuất ra Insulin để giảm thiểu lượng đường trong máu và duy trì sự ổn định đường huyết.
- Chiết xuất CBPS-II có tác dụng cải thiện chuyển hóa Glucose ở gan nhằm kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Giảm nhẹ các biến chứng bệnh tiểu đường
Việc uống đông trùng hạ thảo thường xuyên chính là biện pháp hiệu quả để “xóa tan” những biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm:
- Nhiễm trùng: Chất chống oxy hóa Cordycepin và Polysaccharide có khả năng phòng ngừa nhiễm trùng do sự phát triển của các gốc tự do và vi khuẩn trong máu.
- Tăng huyết áp và mỡ máu cao: Cordycepin có trong đông trùng hạ thảo là nguồn dưỡng chất tuyệt vời để mạch máu giãn nở. Từ đó, góp phần lưu thông tuần hoàn và hạ huyết áp. Nó cũng giúp bệnh nhân “tránh xa” tình trạng xơ vữa động mạch vành.
- Bệnh thận: Nhờ thói quen sử dụng đông trùng hạ thảo mà nồng độ Creatinin huyết thanh, Protein niệu giảm đi nhanh chóng, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về thận.
- Bệnh về tâm lý: Đông trùng hạ thảo là nguồn cung cấp dồi dào chất Vanadi, có tác dụng tương tự như Insulin làm ngăn ngừa trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường.
- Thừa cân, béo phì: Đông trùng hạ thảo có rất ít calo và chất béo, lại chứa thêm chiết xuất Cordycepin sẽ tăng cường hoạt động của hệ vi khuẩn đường ruột. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ tích tụ chất béo gây thừa cân, béo phì.
- Loãng xương: Enzyme Superoxide Dismutase và Cordymin rất có lợi cho xương khớp. Loại chất này có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng loãng xương và lão hóa xương ở nhiều bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Nổi hạch sau tai có nguy hiểm không?
Tăng cường sức khỏe toàn diện
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, nếu sử dụng đông trùng hạ thảo đúng cách, người bệnh còn nhận được muôn vàn lợi ích tuyệt vời khác như:
- Bổ sung năng lượng: Nhờ có hàm lượng protein và axit amin cao nên đông trùng hạ thảo cung cấp năng lượng dồi dào, đảm bảo bạn có thể khỏe mạnh trong cả ngày dài.
- Tăng cường sức đề kháng: Vitamin nhóm B, C, E, A,… kết hợp với khoáng chất Canxi, Sắt, Kẽm, Magie, Ni,… và nhiều chất chống oxy hóa như: Carotenoid, Phenolic, Flavonoid,… giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng người tiểu đường.
- Phòng chống ung thư: Chất Cordyceps militaris trong đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế phát triển tế bào ung thư phổi, ruột kết, da và gan.
Cần lưu ý gì khi sử dụng đông trùng hạ thảo?
Đối với người tiểu đường, chế độ ăn uống cần được kiểm soát nghiêm ngặt, ngay cả khi bạn bổ sung đông trùng hạ thảo cho cơ thể. Việc nắm rõ liều lượng cũng như thời gian sử dụng sẽ giúp đông trùng hạ thảo phát huy được hết hiệu quả. Cụ thể:
- Nên uống đông trùng hạ thảo vào buổi sáng sớm hoặc trước đi ngủ, khi cơ thể đang đói. Đây là thời điểm cơ thể hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng mà đường huyết không bị tăng quá cao.
- Chỉ nên uống từ 1 – 3g đông trùng hạ thảo khô hoặc 5 – 10g tươi/ngày.
- Không uống đông trùng hạ thảo dạng ngâm rượu hoặc ngâm mật ong để tránh làm tăng đường huyết.
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc trong thời kỳ cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người có tiểu sử bị viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, lupus ban đỏ hoặc rối loạn chảy máu không nên sử dụng đông trùng hạ thảo.
- Không dùng chung với thuốc chống đông, thuốc ức chế miễn dịch, Prednisolon và Testosterone.
- Không tự ý dùng đông trùng hạ thảo cho trẻ em mắc tiểu đường mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu ăn đậu hủ được không? Lợi ích của đậu hủ đối với mẹ bầu
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc: “Tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không?”. Hãy yên tâm sử dụng sản phẩm này để nâng cao sức khỏe toàn diện cho cả bản thân và gia đình nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể