Mỡ máu cao là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay. Việc sử dụng thuốc mỡ máu là biện pháp hỗ trợ điều trị giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy có phải uống thuốc mỡ máu suốt đời không? Hãy xem bài viết dưới đây để giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhé.
Bạn đang đọc: Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?
Mỡ máu cao là tình trạng cholesterol toàn phần trong máu tăng, cholesterol tốt giảm và cholesterol xấu tăng. Khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu thường không cần thiết phải sử dụng thuốc Tây y mà người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để khỏe mạnh, khoa học hơn. Khi bác sĩ kê đơn thuốc có nghĩa là chỉ số mỡ máu của bệnh nhân ở mức nguy cơ trung bình và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà những thay đổi lối sống đơn giản không thể cải thiện được.
Contents
Khi nào nên dùng thuốc mỡ máu?
Mỡ máu cao là tình trạng mức độ hàm lượng chất béo trong máu tăng, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính.
Khi mỡ máu tăng cao, nếu bác sĩ kê đơn thuốc nghĩa là tỷ lệ mỡ máu ở mức nguy cơ trung bình và nguy cơ đột quỵ hoặc bệnh tim mạch cao hơn, cụ thể:
- Mức cholesterol cao góp phần gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nồng độ LDL> 3,9mmol/L.
- Hàm lượng cholesterol xấu cao hơn 10,5mmol/L.
- Mắc bệnh tiểu đường.
Người bệnh cần lưu ý việc sử dụng thuốc điều trị mỡ máu cao vẫn cần kết hợp với thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh. Sau khi dùng thuốc khoảng 2 đến 3 tháng, người bệnh nên đi xét nghiệm máu xem chỉ số mỡ máu có cải thiện hay không.
Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời hay không?
Để giảm mỡ trong máu, ngoài việc sử dụng thuốc, mọi người cũng có thể kiểm soát nó thông qua chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh, khoa học. Tuy nhiên, nếu chỉ số mỡ máu vẫn cao sau khi ngừng thuốc thì bạn nên tiếp tục dùng thuốc. Khi tình trạng của bạn được cải thiện, hãy từ từ ngừng dùng thuốc và chuyển sang giải pháp an toàn khác để hạn chế tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Vì vậy, người bệnh không nên lạm dụng thuốc và không cần dùng thuốc suốt đời. Bởi nó sẽ gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
Tác dụng phụ là không thể tránh khỏi khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu lâu dài. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần ngừng dùng thuốc ngay và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ gồm những phương pháp nào?
Thời hạn uống của thuốc mỡ máu là bao lâu?
Thường thuốc giảm mỡ máu được bác sĩ kê theo từng đợt điều trị. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không nên tự quyết định lạm dụng hoặc cố gắng tự uống liều cao. Việc này không chỉ không có lợi ích, mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Mặc dù hầu hết các loại thuốc giảm mỡ máu được bào chế từ các thành phần thiên nhiên, chúng vẫn có khả năng gây ra các tác dụng phụ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tương tác với các thuốc khác mà bệnh nhân có thể đang dùng. Bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và thông báo về bất kỳ tác dụng phụ nào bạn gặp phải khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị.
Nếu bạn chỉ có mức độ tăng mỡ máu nhẹ, hãy cẩn trọng và không tự mua thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Tự điều trị có thể dẫn đến hiện tượng lạm dụng thuốc hoặc tác dụng phụ không mong muốn. Thay vì tự quyết định uống thuốc, hãy thăm khám với bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, có thể giúp kiểm soát mỡ máu một cách hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc.
Cách sử dụng thuốc hạ mỡ máu đúng cách
Sau khi dùng thuốc, kết hợp với tập luyện và chế độ ăn uống khoa học nhưng kết quả xét nghiệm mỡ máu vẫn cao, người bệnh nên đi khám để được tư vấn.
Cách sử dụng thuốc hạ mỡ máu đúng cách như sau:
- Nhóm fibrate nên được sử dụng trong hoặc sau bữa ăn chính.
- Nhóm thuốc statin nên được dùng trước hoặc sau bữa ăn.
- Trong khi điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu, bạn vẫn nên tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến nghị để duy trì chế độ ăn uống và tập thể dục hàng ngày.
- Cần hạn chế ăn mỡ động vật và thực phẩm chứa nhiều cholesterol, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, dầu ô liu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu và cá…
- Bạn không nên ăn bưởi khi đang dùng statin vì nước ép bưởi có chứa một chất hóa học liên kết với các enzyme trong hệ tiêu hóa gây phá vỡ statin.
- Các loại thuốc như clarithromycin, amiodarone, cyclosporine, itraconazole, gemfibrozil…, có thể tương tác với nhóm thuốc statin, làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
>>>>>Xem thêm: Máy trợ thính là gì? Dùng như thế nào để tốt cho thính giác?
Việc sử dụng thuốc hạ mỡ máu đúng cách giúp đảm bảo hiệu quả trong việc kiểm soát mức cholesterol và đồng thời giảm nguy cơ tác dụng phụ. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ ,tuân theo lịch uống thuốc được chỉ định, không bỏ lỡ liều. Không tự điều chỉnh liều thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
Theo dõi cơ thể và tìm hiểu về các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy thông báo ngay lập tức cho bác sĩ.
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thích hợp, tránh ánh sáng trực tiếp và tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Điều cần lưu ý khi khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu
- Bạn có thể gặp các triệu chứng bất thường như đau cơ và yếu cơ khi sử dụng thuốc này. Ngoài ra, bạn có thể bị sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp ở một số vùng gân nhất định, đặc biệt là gân gân gót.
- Vì tất cả các loại thuốc hạ mỡ máu đều có tác dụng phụ nên những người mới nghi ngờ bị mỡ máu nhẹ không nên mua thuốc điều trị để tránh biến chứng.
- Bạn chỉ nên sử dụng thuốc trị mỡ máu cao sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán xác định và kê đơn cho dùng.
- Nếu có bất thường xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc điều trị mỡ máu cao, bệnh nhân nên tái khám lại. Thuốc chỉ có thể được ngừng sử dụng sau khi bác sĩ điều trị có chỉ định ngưng thuốc.
Hy vọng nội dung bài viết trả lời đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc có phải uống thuốc mỡ máu suốt đời không. Kenshin mong rằng người bệnh có thể nhận được những hướng dẫn đúng đắn và phù hợp để cải thiện tình trạng mỡ máu cao, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Xem thêm:
- Gợi ý 10 loại thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc
- Người bị máu nhiễm mỡ uống thuốc gì để cải thiện bệnh?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể