Nồng độ testosterone khác nhau giữa hai giới và có nhiều thay đổi theo độ tuổi. Lượng testosterone tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng cơ bắp, khả năng kiểm soát tâm trạng và sức khỏe đời sống tình dục.
Bạn đang đọc: Testosterone theo độ tuổi thay đổi ra sao?
Testosterone là loại hormone tác động mạnh mẽ đến sức khỏe không chỉ ở nam giới mà còn ở nữ giới. Theo thời gian, lượng testosterone thay đổi tác động đến sự tăng trưởng cơ bắp, mức năng lượng, khả năng kiểm soát đời sống tình dục và lượng tinh trùng ở nam giới.
Lượng testosterone ở nam giới thay đổi theo tuổi tác.
Contents
Mức testosterone bình thường theo độ tuổi
Trong giai đoạn thai kỳ, testosterone đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cơ quan sinh sản của bé trai. Ngoài ra, một nghiên cứu còn chỉ ra lượng testosterone trong bụng mẹ cũng tác động đến chức năng hai bán cầu não của trẻ. Dù là một loại hormone cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, nồng độ testosterone cần được kiểm soát trong giới hạn nhất định. Nồng độ testosterone cao có thể dẫn đến một số bệnh bẩm sinh như tự kỷ.
Testosterone được tạo ra trong cơ thể của cả hai giới. Ở nam giới, lượng testosterone được sản xuất tại tinh hoàn chiếm 95% và chỉ khoảng 5% được sản xuất tại tuyến thượng thận. Ở nữ giới, một lượng testosterone thấp được tạo ra tại buồng trứng và tuyến thượng thận.
Theo Hiệp hội Tiết niệu Mỹ (AUA), một người đàn ông khỏe mạnh có nồng độ testosterone dao động trong khoảng 300 – 1.200 ng/dL và được chẩn đoán thiếu hụt testosterone khi nồng độ thấp hơn 300 dL. Còn ở nữ giới trên 19 tuổi, mức testosterone bình thường rơi vào khoảng 8 – 60 ng/dL.
Ở cả hai giới, lượng testosterone đạt đến đỉnh điểm trong khoảng thời gian 18 – 25 tuổi và giảm dần trong suốt quãng đời còn lại. Thông thường, nồng độ testosterone cao nhất trong thời niên thiếu và tại thời điểm đầu trưởng thành.
Đàn ông từ 40 tuổi trở lên có mức testosterone giảm trong bình 1% mỗi năm do số lượng tế bào Leydig trong tinh hoàn. Mặt khác, lượng testosterone bắt đầu suy giảm khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi) do hormone này được tạo ra chủ yếu ở buồng trứng.
Thiếu testosterone ở nam giới
Lượng hormone nam giới giảm dần theo thời gian. Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, khoảng 2 trong 10 người đàn ông trên 60 tuổi bị thiếu testosterone. Con số này tăng lên khoảng 3 trong số 10 người đối với đàn ông trong độ tuổi 70 – 80 tuổi.
Nam giới bị suy giảm testosterone thường gặp những vấn đề liên quan đến chức năng tình dục như:
- Giảm ham muốn tình dục hay thậm chí là không có ham muốn tình dục.
- Khó cương cứng, rối loạn cương dương (ED) hay thậm chí là liệt dương.
- Vô sinh.
Lượng testosterone thấp khiến nam giới giảm ham muốn tình dục.
Ngoài ra, thiếu hụt hormone nam giới còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống:
- Thiếu sức sống
- Khó tập trung
- Giảm khối lượng cơ bắp
- Tăng lượng mỡ thừa
- Giảm mật độ xương
- Mệt mỏi
- Mất ngủ
- Trầm cảm
Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu trên, nam giới nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
Thừa testosterone ở nữ giới
Testosterone được mệnh danh là “hormone nam giới’, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động chức năng của cơ thể nữ giới. Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có mức estrogen giảm và mức androgen – hormone nam ở nữ giới, tăng cao. Ngoài ra, những bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có thể làm tăng lượng testosterone trong cơ thể.
Trình trạng dư thừa testosterone ở nữ giới có thể dẫn đến:
- Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh
- Mụn trứng cá
- Mọc lông hoặc râu trên mặt
- Hói đầu
- Vô sinh
Tuy nhiên, mức testosterone thấp cũng gây ra những vấn đề như giảm khả năng sinh sản, giảm ham muốn hay mật độ xương giảm.
Xét nghiệm và chẩn đoán
Cách tốt nhất để xác định xem một người có bị thiếu hay thừa testosterone hay không là thông qua kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm máu. Đối với nam giới trẻ tuổi, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu trước 10 giờ sáng vì nồng độ testosterone thường tăng cao vào sáng sớm. Mặt khác, đàn ông trên 45 thì có thể xét nghiệm máu trước 2 giờ chiều mà vẫn nhận được kết quả chính xác.
Tìm hiểu thêm: Vô sinh do không có tử cung là gì? Có điều trị được không?
Xét nghiệm máu là cách hiệu quả để xác định nồng độ testosterone.
Tuổi tác tăng khiến nồng độ testosterone giảm là điều hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, mức testosterone thấp cũng là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe như: phản ứng với thuốc, lạm dụng cồn, rối loạn tuyến giáp hay trầm cảm.
Mức testosterone thấp hơn bình thường có thể là hệ quả của:
- Suy tinh hoàn, ung thư tinh hoàn
- Ung thư buồng trứng
- Dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn
- Bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận
- Béo phì nặng
- Hội chứng Klinefelter
- Sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid
- Hóa trị hoặc xạ trị
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về viêm màng ngoài tim cấp
Lượng testosterone giảm có thể là hệ quả của béo phì.
Mức testosterone cao hơn bình thường có thể là hệ quả của:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Khối u ở tinh hoàn hoặc tuyến thượng thận
- Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH) ở nữ giới
Nếu có những triệu chứng thiếu testosterone, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khuyên kha để được chẩn đoán chính xác nhất. Bạn có thể sẽ được chỉ định xét nghiệm máu, giải thích lợi ích – rủi ro của thuốc testosterone và đề nghị điều trị nếu cần thiết.
Uyên
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể