Tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không?

Tán sỏi niệu quản là phương pháp không xâm lấn được sử dụng để điều trị sỏi niệu quản. Phương pháp này có độ an toàn cao, ít gây đau đớn và phục hồi nhanh chóng. Vậy, tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không?

Bạn đang đọc: Tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không?

Ngày nay, các phương pháp điều trị sỏi niệu quản ngày càng đa dạng và đem lại quả điều trị cao. Trong đó, tán sỏi niệu quản là phương pháp thường được sử dụng bởi độ an toàn cao, rủi ro thấp, ít gây đau đớn. Vậy liệu tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không?

Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là hai ống dài có nhiệm vụ đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Sỏi niệu quản là một trong những bệnh lý đường tiết niệu xảy ra khi một khối tinh thể bị mắc kẹt tại một trong các niệu quản. Sỏi niệu quản có thể được hình thành từ các khoáng chất khó tan có trong nước tiểu ứ đọng lại hoặc do sỏi thận di chuyển từ thận xuống và bị mắc kẹt lại.

Sỏi niệu quản có kích thước nhỏ có thể dễ dàng đào thải bằng nước tiểu ra khỏi cơ thể. Nếu sỏi niệu quản quá lớn sẽ bị giữ lại, ngăn chặn dòng nước tiểu từ thận đến bàng quang.

Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản

Việc lựa chọn phương điều trị sỏi niệu quản phụ thuộc vào nhiều vị trí, kích thước, đặc điểm của sỏi niệu quản. Một số phương pháp điều trị sỏi niệu quản như:

  • Điều trị nội khoa;
  • Tán sỏi ngoài cơ thể;
  • Nội soi tán sỏi;
  • Mổ nội soi ổ bụng lấy sỏi;
  • Phẫu thuật mổ mở.

Tán sỏi niệu quản là gì? Các phương pháp tán sỏi niệu quản

Tán sỏi niệu quản là một thủ thuật không xâm lấn được sử dụng để điều trị sỏi niệu quản quá lớn không thể đi qua đường tiết niệu. Tán sỏi điều trị sỏi niệu quản bằng cách dùng laser hoặc sóng xung kích tác động trực tiếp đến sỏi.

Trong vài tuần sau khi điều trị, những mảnh nhỏ đó sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Một số phương pháp tán sỏi niệu quản thường dùng hiện nay như:

Tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể phương pháp sử dụng sóng xung kích tác động từ ngoài cơ thể tập trung vào viên sỏi để làm vỡ hoặc làm vụn sỏi, sau đó bài tiết ra ngoài. Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn nhất, không bị bất kỳ một can thiệp nào khác vào cơ thể nhưng không áp dụng được với tất cả các đối tượng.

Tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không? 4

Tán sỏi ngoài cơ thể dùng sóng xung kích để phá vỡ sỏi

Tán sỏi ngoài cơ thể được chỉ định đối với sỏi niệu quản ở ⅓ trên sát bề thận và có kích thước nhỏ hơn 1cm. Khi tiến hành tán sỏi, người bệnh được đặt trên máy tán sỏi, phần lưng tương ứng với vị trí của sỏi sẽ được đặt tiếp xúc với nguồn phát ra sóng xung kích. Bác sĩ sẽ điều chỉnh mức sóng xung kích hội tụ chính xác vào vị trí viên sỏi, sau đó tiến hành phát xung để tán sỏi.

Thông thường, xung để tán sỏi trung bình sử dụng không quá 3000 nhịp sóng, thời gian tán sỏi khoảng 1 giờ, sau đó người bệnh nghỉ ngơi và có thể ra về ngay trong ngày. Quá trình điều trị tán sỏi diễn ra liên tiếp trong 7 – 15 ngày, sau đó các mảnh sỏi vụn đủ nhỏ sẽ tự di chuyển xuống bàng quang và được đào thải ra ngoài bằng đường tiểu.

Nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser

Hiện nay, nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser hay nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser là phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiện đại hàng đầu được nhiều người lựa chọn. Phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser sử dụng một ống nội soi đi qua bàng quang và lên niệu quản để tiếp cận trực tiếp viên sỏi và phá sỏi.

Khi tiến hành nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Khi bạn đã ngủ, bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một ống nhỏ có đèn chiếu sáng qua niệu đạo và bàng quang rồi lên niệu quản đến vị trí của sỏi. Sau đó, phá vỡ sỏi bằng năng lượng laser phát ra từ thiết bị. Khi sỏi đã được phá vỡ bác sĩ có thể dùng dụng cụ gắp và lấy toàn bộ những vụn sỏi đưa ra khỏi niệu quản.

Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser được áp dụng cho sỏi niệu quản đoạn ⅓ dưới và đoạn ⅓ trên đối với nam giới. Đối với nữ giới có thể áp dụng phương pháp trên để tán sỏi ở vị trí cao hơn, ngang đốt sống L3, L4.

Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser

Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser là một trong những phương pháp điều trị cho người bệnh bị sỏi niệu quản có kích thước khoảng 1,5cm khi biện pháp tán sỏi ngoài cơ thể không thành công. Phương pháp trên còn được sử dụng để dùng lấy phần sỏi vụn sót lại sau quá trình thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể, đảm bảo 100% sỏi được xử lý toàn bộ.

Tìm hiểu thêm: Điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc hứa hẹn mang lại kết quả đáng mong đợi

Tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không? 2
Tán sỏi bằng ống soi mền được chỉ định trong sỏi niệu quản kích thước 1,5cm

Người bệnh được đặt thông niệu quản khoảng 10 ngày trước khi tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser. Các bước tiếp theo của phương pháp này cũng được thực hiện tương tự như tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Mảnh sỏi được bơm rửa, lấy ra ngoài, sau đó đặt thông niệu quản ngược dòng và hoàn tất quá trình phẫu thuật.

Phương pháp tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không?

Phương pháp tán sỏi niệu quản được sử dụng dụng phổ biến hiện nay so với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không? Phương pháp trên có rất nhiều ưu điểm như:

  • Quy trình thực hiện tán sỏi đơn giản với độ an toàn cao, rủi ro thấp, mức độ xâm lấn thấp.
  • Phương pháp ít gây đau, biến chứng, hiệu quả điều trị cao, phục hồi nhanh chóng.
  • Thời gian điều trị và nằm viện ngắn, giá thành hợp lý.
  • Không mổ, không để lại sẹo, không biến chứng sau mổ.
  • Tán sỏi ảnh hưởng tới chức năng thận thấp hơn nhiều so với phẫu thuật mổ hở (30 %).

Do đó, phương pháp tán sỏi niệu quản này ít ảnh hưởng đối với người bệnh. Đôi khi bệnh nhân có thể gặp một một số ảnh hưởng khi tán sỏi niệu quản như:

Tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không? 3

>>>>>Xem thêm: Test mù màu là gì? Lưu ý cần nhớ khi thực hiện

Tán sỏi niệu quản có ảnh hường gì không là câu hỏi được nhiều người quan tâm sau khi điều trị tán sỏi
  • Đi tiểu ra máu: Hiện tượng đi tiểu ra máu khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng nước tiểu màu hồng nhạt khi đi tiểu. Hầu như bệnh nhân nào cũng gặp hiện tượng này sau khi tán sỏi tiết niệu. Đi tiểu ra máu sẽ có thể kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày và nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài hơn thì rất có thể do còn sót sỏi hoặc bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đau vùng lưng: Bệnh nhân thường có triệu chứng đau vùng thắt lưng do trong quá trình tán, các loại sóng âm có thể đã gây ê buốt lưng. Tuy nhiên, các cơn đau vùng lưng này thường diễn ra nhanh chóng và không liên tục.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng bệnh nhân bị sốt cao, ớn lạnh, rét run. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do thời gian tán sỏi kéo quá dài, các mảnh sỏi vỡ giải phóng vi khuẩn sinh sôi trong môi trường nước tiểu gây nhiễm trùng.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi: Tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không? Để thực hiện tán sỏi niệu quản, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín, đảm bảo an toàn để tránh gặp những ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Xem thêm:

  • Sỏi niệu quản có tái phát không?
  • Tán sỏi niệu quản bằng laser giá bao nhiêu?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *