Khi tới chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn nữ sẽ nhạy cảm hơn và có nhiều thay đổi trên cơ thể, trong đó có dấu hiệu bụng to lên. Vậy tại sao đến tháng bụng lại to? Làm thế nào để bụng không to khi tới tháng?
Bạn đang đọc: Tại sao đến tháng bụng lại to? Làm thế nào để bụng không bị to khi đến tháng?
Bụng to ra khi đến tháng là hiện tượng mà nhiều bạn nữ gặp phải khi tới chu kỳ hành kinh. Nhiều bạn nữ thắc mắc tại sao đến tháng bụng lại to? Bụng to khi tới tháng có nguy hiểm không? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu lý do bụng to khi đến tháng qua bài viết dưới đây.
Contents
Tại sao đến tháng bụng lại to?
Phần lớn các bạn nữ đều sẽ thấy bụng mình to hơn khi gần bước vào chu kỳ kinh nguyệt và khi hành kinh. Vì vậy nhiều bạn thắc mắc tại sao đến tháng bụng lại to? Một số nguyên nhân dẫn đến bụng to khi đến tháng có thể là do:
Tử cung co bóp
Khi gần đến ngày hành kinh và những ngày diễn ra kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp nhiều hơn để tống máu kinh ra ngoài. Với sóng dao động từ đáy cổ tử cung đi xuống dưới tử cung với tần suất dao động tương đối lớn, đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đau bụng kinh và làm chướng bụng, phình to hơn.
Thay đổi lượng hormone
Trước khi vào kỳ kinh, nồng độ của 2 hormone là estrogen và progesteron sẽ tăng cao nhanh chóng, điều này dẫn đến cơ thể bạn nữ tích nước nhiều hơn nên dù không ăn uống nhiều bạn vẫn cảm thấy chướng bụng. Khi bước vào kỳ kinh, lượng hormone estrogen và progesteron sẽ giảm đột ngột, tử cung bị bong tróc niêm mạc và hành kinh. Điều này cũng khiến cơ thể tăng giữ nhiều muối và nước trong cơ thể hơn. Vì vậy, các tế bào sẽ phình to hơn bình thường nên bụng bị chướng và phình to và hiện tượng này sẽ giảm dần vào cuối kỳ kinh nguyệt.
Liên quan đến hệ tiêu hóa
Ruột hoạt động chậm hơn vào kỳ kinh do tần suất co thắt tử cung tăng. Cụ thể, sóng tử cung ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hoá nên xảy ra tình trạng bụng to khi hành kinh.
Trước và trong kỳ kinh, sự thay đổi của các loại hormone gây ra phản ứng co thắt trong đường ruột và dạ dày nhưng lại làm tốc độ chuyển hóa thức ăn chậm hơn bình thường. Điều này khiến thức ăn bị dồn ứ và khí bị lưu trong bụng gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Vào những ngày hành kinh bạn nữ cũng dễ bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hay trào ngược dạ dày.
Giảm lượng magie trong cơ thể
Magie trong cơ thể giúp điều hoà trạng thái hydrat hoá nên khi nồng độ magie thấp sẽ dễ gây mất nước. Cơ thể mất nước khiến việc tiêu thụ các thực phẩm có chứa đường nhiều hơn. Việc này dẫn đến chướng bụng, đầy bụng và bụng to ra khi đến tháng.
Đến tháng bụng lại to có đáng ngại không?
Đến tháng bụng to là do thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesteron. Việc thay đổi hormone khiến cơ thể giữ muối và nước nhiều hơn, gây ra cảm giác đầy hơi. Đến tháng bụng lại to là một hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, và sẽ chấm dứt khi hết chu kỳ kinh. Đây không phải do nguyên nhân bệnh lý nên chị em không cần lo lắng việc phải điều trị.
Tìm hiểu thêm: Có nên thực hiện mài răng cửa không và cần lưu ý gì khi mài răng cửa?
Làm thế nào để bụng không bị to khi đến tháng?
Chị em có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn khi đến tháng:
- Giảm bớt lượng muối trong đồ ăn: Ăn đồ ăn nhiều muối trong kỳ kinh nguyệt sẽ làm tăng cảm giác đầy hơi chướng bụng, vì muối giúp cơ thể tích nước nhiều hơn. Vì vậy chị em cần hạn chế ăn mặn khi hành kinh.
- Không ăn những thực phẩm khó tiêu: Những thực phẩm chứa nhiều đường hay đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh,… là những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và dễ gây tích khí trong bụng, làm sinh ra hiện tượng bụng to trong những ngày đến kì.
- Hạn chế tinh bột: Những thực phẩm giàu tinh bột như bột mì, khoai, gạo trắng,… dễ gây ra tình trạng tích nước và đầy bụng. Vì đây là nhóm đồ ăn làm tăng lượng đường trong máu, làm cho thận tích nhiều natri, khiến cho cơ thể tích nước và bụng to ra.
- Tập thể dụng thường xuyên: Việc vận động nhẹ nhàng từ 1 đến 2 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể cải thiện những triệu chứng khó chịu vào kì kinh trong đó có triệu chứng bụng to. Tập thể dục giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn đồng thời tăng lưu thông máu.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa kali: Những thực phẩm nhiều kali gồm dưa hấu, măng tây, chuối, cà chua,… sẽ làm giảm sự tích nước trong cơ thể và bạn sẽ thấy nhẹ bụng hơn.
- Chườm ấm: Làm ấm bụng vào kỳ kinh nguyệt là biện pháp hiệu quả để làm giảm những cơn đau bụng kinh cũng như làm giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng, tử cung co bóp thoải mái hơn.
>>>>>Xem thêm: Chụp MRI có đau không? Một số lưu ý khi chụp MRI không phải ai cũng biết
Qua bài viết trên, hẳn bạn đọc đã hiểu được “tại sao đến tháng bụng lại to?” và phương pháp làm giảm cảm giác chướng bụng khi đến kì. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nồng độ hormone và hoạt động của tử cung. Nên để cảm thấy thoải mái hơn trước khi bước vào kỳ kinh thì bạn nên có một lối sống khoa học và hạn chế sử dụng những thực phẩm gây tích nước.
Xem thêm:
- Đau bụng kinh ăn sữa chua được không?
- 13 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt dễ nhận biết nhất
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể