Chụp MRI không chỉ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác và hiện đại nhất hiện nay mà kỹ thuật này còn có ý nghĩa rất lớn trong việc thăm khám cũng như điều trị các bệnh lý ở giai đoạn sớm. Một câu hỏi đặt ra: Chụp MRI có đau không?
Bạn đang đọc: Chụp MRI có đau không? Một số lưu ý khi chụp MRI không phải ai cũng biết
Chụp MRI có đau không đang là thắc mắc của rất nhiều độc giả hiện nay. Trong bài viết sức khỏe dưới đây, Kenshin sẽ giúp bạn đọc giải đáp nỗi băn khoăn này đồng thời chia sẻ đến bạn đọc một số lưu ý khi chụp MRI. Trước hết, hãy cùng Kenshin tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về phương pháp chụp MRI nhé.
Contents
Tổng quan về phương pháp chụp MRI
Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ có tên tiếng anh là Magnetic Resonance Imaging. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Phương pháp này có tác dụng phác họa hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể con người thông qua việc sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính.
Từ kết quả chụp cộng hưởng từ, các bác sĩ có thể chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của người bệnh hoặc đánh giá mức độ đáp ứng với phác đồ điều trị. Khác với chụp Xquang và chụp CT, MRI không sử dụng bức xạ ion hóa gây hại của tia X.
Máy MRI hoạt động dựa trên việc tạo ra một từ trường mạnh bên trong cơ thể. Máy tính sẽ lấy các tín hiệu từ MRI để tạo ra hàng loạt hình ảnh, mỗi hình ảnh cho thấy một phần mỏng của cơ thể.
Trên thực tế, chụp MRI thường được chỉ định thực hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể như não, tim, gan, phổi… và đặc biệt rất hiệu quả trong việc phác họa hình ảnh hệ thần kinh cũng như các mô mềm.
Chụp MRI có đau không?
Mỗi khi nhắc đến chụp MRI, nhiều người không khỏi lo lắng chụp MRI có đau không? Như các bạn đã biết, chụp MRI là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh chuyên sâu, có nhiều ưu điểm vượt trội. Phương pháp này hoàn toàn không gây đau đớn và không cần dùng tới thuốc mê. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như người bệnh bị kích động, bệnh nhân không tự chủ được hoặc trẻ nhỏ… có thể phải dùng đến thuốc an thần hoặc gây mê.
Ngoài việc không gây đau đớn, chụp MRI còn có rất nhiều ưu điểm vượt trội khác có thể kể đến như:
- Cho phép bác sĩ quan sát, nghiên cứu đặc điểm bên trong cơ thể con người mà không cần các can thiệp xâm lấn. Máy chụp cộng hưởng từ không gây hại hay nguy hiểm cho người bệnh trong suốt quá trình chụp.
- Máy quét MRI chụp được hình ảnh ở hầu hết mọi mặt phẳng từ đó cho ra nhiều loại hình ảnh và góc độ của một vùng duy nhất trên cơ thể mà người bệnh không cần phải di chuyển trong quá trình quét.
- Hình ảnh thu được sau khi chụp MRI có chất lượng rất cao, sắc nét, rõ ràng và rất dễ đọc. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể dễ dàng nghiên cứu kết quả và đánh giá tình trạng bệnh từ đó đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân.
Một số lưu ý khi chụp MRI
Bên cạnh câu hỏi chụp MRI có đau không thì một số lưu ý khi chụp MRI cũng đang là chủ đề quan tâm của rất nhiều độc giả. Trong quá trình chụp MRI, để đảm bảo an toàn cũng như thu được kết quả tốt, người bệnh cần tuân thủ theo một số yêu cầu sau:
Trước khi chụp
Về mặt nguyên tắc, người bệnh hoàn toàn có thể ăn uống hoặc sử dụng các loại thuốc kê đơn như bình thường vào ngày chụp MRI. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể sẽ phải nhịn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong tối đa 4 tiếng trước khi bắt đầu chụp để việc khảo sát hình ảnh được rõ ràng hơn.
Trước khi chụp MRI, người bệnh hoặc người nhà của người bệnh sẽ phải trả lời một bảng câu hỏi về tình hình sức khỏe hiện tại cũng như tiền sử dị ứng và bệnh lý. Tiếp đó, nhân viên y tế sẽ giải thích thêm một lần nữa về lợi ích, quy trình chụp, nguy cơ có thể xảy ra và sau khi người bệnh hoặc người nhà đồng ý sử dụng kỹ thuật thì các kỹ thuật viên sẽ tiến hành chụp.
Máy chụp MRI sẽ tạo ra một vùng từ trường mạnh, do vậy người bệnh có vật kim loại có từ tính đặt trong cơ thể như nẹp vít xương, thay khớp kim loại hoặc máy tạo nhịp… sẽ có chống chỉ định tuyệt đối và tương đối với phương pháp chụp MRI.
Trước khi chụp, người bệnh cần loại bỏ tất cả các vật dụng kim loại có từ tính ra khỏi cơ thể như chìa khóa, đồng hồ, răng giả, điện thoại di động, máy trợ thính… Người bệnh cất giữ những vật có giá trị trong tủ khóa và chìa khóa được bàn giao lại cho người thân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thay quần áo chuyên dụng dùng trong chụp MRI.
Đối với trường hợp chụp MRI có sử dụng thuốc tương phản: Người bệnh cần được giải thích những tác dụng phụ có thể gặp phải, người bệnh mắc bệnh thận nặng, trước khi tiêm thuốc tương phản cần làm xét nghiệm chức năng thận trước để đảm bảo sau khi chụp thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể.
Trong trường hợp sử dụng thuốc gây mê và an thần, bởi thời gian chụp khá dài, việc dùng các loại thuốc này là cần thiết ở một số đối tượng hạn chế khả năng hợp tác, đặc biệt là trẻ nhỏ. Lúc này, buộc phải có người thân đi cùng.
Tìm hiểu thêm: Ăn sữa chua có béo không? Hàm lượng calo trong sữa chua
Trong khi chụp
Khi chụp MRI, người bệnh nằm trên một chiếc giường có động cơ di chuyển bên trong máy chụp. Tùy thuộc vào bộ phận cơ thể cần khảo sát mà người bệnh sẽ nằm ở vị trí đưa phần đầu hoặc phần chân vào máy trước. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ vận hành máy tính và hướng dẫn người bệnh thông qua một máy liên lạc, quan sát người bệnh thông qua màn hình theo dõi.
Trong suốt quá trình chụp, người bệnh cần cố gắng nằm bất động phần cơ thể cho đến khi bác sĩ thông báo quá trình chụp đã kết thúc để tránh hình ảnh thu được bị mờ hoặc mất nét. Thêm vào đó, người bệnh cũng cần tuân thủ theo hiệu lệnh của nhân viên y tế trong quá trình chụp.
Khi chụp, máy quét MRI sẽ tạo ra tiếng ồn khá lớn và người bệnh cần đeo nút tai để hạn chế bớt tiếng ồn đồng thời nghe hướng dẫn của nhân viên y tế rõ hơn.
Về việc dùng thuốc tương phản: Đây là loại thuốc có tác dụng giúp các mô và mạch máu hiển thị một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thuốc tương phản có thể gây ra các tác dụng phụ như phát ban, hoặc chóng mặt và đau đầu.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Povidine 10 có dùng cho trẻ sơ sinh được không?
Sau khi chụp
Chụp MRI có thể được thực hiện đối với người bệnh nội trú và ngoại trú. Chính vì vậy, người bệnh không cần thiết phải ở lại theo dõi qua đêm.
Thông thường, sau khi chụp, người bệnh có thể tiếp tục duy trì các hoạt động thường ngày như ăn uống, đi lại và vận động.
Trong trường hợp sử dụng thuốc an thần thì cần phải có người thân bên cạnh cho đến khi thuốc hoàn toàn hết tác dụng. Người bệnh tuyệt đối không được lái xe hay vận hành máy móc trong suốt 24 giờ đầu sau khi dùng thuốc an thần.
Kết quả chụp MRI cần một khoảng thời gian nhất định để đọc và phân tích. Các bác sĩ có thể cần đến vài giờ, thậm chí là vài ngày để thực hiện điều này. Nếu không phải trường hợp khẩn cấp, đa số người bệnh sẽ được hẹn qua lấy kết quả sau.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) mà Kenshin muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi chụp MRI có đau không. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và thành công hơn nữa trong cuộc sống.
Xem thêm:
- Giá trị chẩn đoán, định hướng điều trị và quy trình chụp MRI dây chằng
- Kỹ thuật chụp MRI mạch vành: Cơ chế, đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể