Tại sao da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh? Cách khắc phục và phòng ngừa

Hiện tượng dị ứng khi gặp thời tiết lạnh gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bị. Vậy tại sao da lại gặp tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này nhé!

Bạn đang đọc: Tại sao da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh? Cách khắc phục và phòng ngừa

Vào những ngày thời tiết trở lạnh, có nhiều người gặp tình trạng da bị ngứa ngáy, khó chịu nhưng càng gãi thì càng ngứa, cảm giác châm chích cũng ngày càng lan rộng. Không còn cách nào khác, bạn phải cố gắng xoa dịu cảm giác khó chịu cho đến khi hết cơn ngứa. Trường hợp này, rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng da bị dị ứng thời tiết lạnh. Vậy tại sao lại có hiện tượng này xảy ra và cách xử lý ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết khi bị dị ứng với thời tiết lạnh

Nhiều người gặp tình trạng da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh, đặc biệt là vào mùa đông. Triệu chứng phổ biến là vùng da bị ngứa ran mà không rõ nguyên nhân, khi gãi thì da và lỗ chân lông bị xây xát, ửng đỏ và gồ ghề nhưng cảm giác ngứa thì vẫn còn đó. Da bị dị ứng kèm theo ngứa cũng có thể xuất hiện thành các mảng mề đay nổi dày lên, có màu trắng hoặc hồng.

Tại sao da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh ? Cách khắc phục và phòng ngừa 1

Dấu hiệu nhận biết khi bị dị ứng với thời tiết lạnh ngứa, nổi mảng mề đay

Tình trạng bị dị ứng do thời tiết này xảy ra sau khi da tiếp xúc với không khí lạnh trong nhà hoặc ngoài trời. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra sau khi đi dưới trời mưa gió hoặc tắm, ngâm mình trong nước lạnh. Vùng da bị dị ứng có thể giới hạn ở những vùng tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ thấp hoặc toàn thân. Thường sẽ xuất hiện phổ biến ở cánh tay, chân, đùi, ngực, lưng và đôi khi là ở mặt.

Những người có cơ địa dị ứng cũng có thể bị viêm da cơ địa hay chàm, eczema khi trời trở lạnh. Da bị dị ứng dạng chàm thường sẽ rất khô và thô ráp. Khi gãi các lỗ chân lông nổi sần, trầy và tiết dịch vàng. Trường hợp gãi nhiều làm cho da càng có vẻ dày hơn, bị nứt nẻ, bong tróc và nhạy cảm.

Ngoài ram người có da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh còn có thể gặp tình trạng viêm mũi dị ứng với các triệu chứng tựa như cảm cúm, nhưng lại không do virus gây ra. Lúc này, bạn cần chú ý nếu bị ho, thở khò khè hoặc khó thở, đây có thể là các dấu hiệu cảnh báo hen phế quản do dị ứng.

Tại sao da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh?

Da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh là sự phản ứng khi hệ miễn dịch quá mẫn cảm với các dị nguyên. Không khí lạnh vào mùa đông hoặc khi nhiệt độ xuống thấp đột ngột cũng có thể kích hoạt hệ miễn dịch ồ ạt histamin và các hóa chất khác. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho da bị dị ứng. Ngoài ra, hệ miễn dịch có thể phản ứng với các protein lạ sinh ra từ tế bào trên bề mặt da bị hóa sừng và bong tróc nhiều trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp.

Ở những người quá nhạy cảm, da bị dị ứng cùng với mẩn ngứa, mề đay có thể xuất hiện ngay cả khi chỉ cầm nắm các đồ vật lạnh hoặc ăn kem, uống nước đá. Bệnh viêm da cơ địa cũng dễ xuất hiện vào mùa đông, thời điểm này cơ thể ít thoát mồ hôi và tiết nhờn khiến da bị khô. Da khô sẽ rất nhạy cảm phản ứng với các dị nguyên của môi trường, gây cảm giác ngứa. Người bị viêm da thường gãi nhiều làm cho da bị trầy xước và tổn thương thêm. Hậu quả là tình trạng viêm từ nhẹ đến nặng hoặc nghiêm trọng nếu bị bội nhiễm vi khuẩn và virus.

Tìm hiểu thêm: Lười biếng xã hội (Social Loafing): Sự ảnh hưởng và tâm lý ỷ lại

Tại sao da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh ? Cách khắc phục và phòng ngừa 2

Da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh là phản ứng khi hệ miễn dịch quá mẫn cảm với các dị nguyên

Những trường hợp nào dễ mắc da bị dị ứng do thời tiết lạnh?

Hầu như tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ gặp tình trạng da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh. Trong đó, có những trường hợp nhạy cảm hơn với nhiệt độ khiến tình trạng dị ứng thường xuất hiện và có thể dự đoán trước được.

Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng da bị dị ứng bao gồm:

  • Di truyền
  • Sức đề kháng suy yếu do mắc bệnh lý nền nào đó hoặc nhiễm virus
  • Những người có cơ địa dị ứng, người bị viêm da tiếp xúc, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
  • Da bị dị ứng do trời lạnh cũng dễ xảy ra ở trẻ em, trẻ vị thành niên và phụ nữ mang thai do sức khỏe chưa ổn định.

Cách khắc phục khi da bị dị ứng do trời lạnh

Thường thì tình trạng dị ứng sẽ tự biến mất trong từ vài giờ, đến vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Nhưng bạn vẫn có thể tránh được sự khó chịu kéo dài bằng các giải pháp điều trị theo đợt giúp làm thuyên giảm hoặc cắt cơn dị ứng:

  • Khi thấy da bị mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, không nên gãi làm da bị xây xát, tổn thương, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tắm nước ấm vì nước lạnh sẽ làm nặng thêm tình trạng dị ứng, còn nước nóng sẽ cuốn đi lớp dầu bảo vệ, làm khô da.
  • Nên mặc quần áo mềm mại, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm nặng thêm tình trạng da bị dị ứng.
  • Chỉ nên dùng các sữa tắm dịu nhẹ để bảo vệ bề mặt da không bị thô ráp và không gây thêm kích ứng cho da.

Tại sao da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh ? Cách khắc phục và phòng ngừa 3

>>>>>Xem thêm: Xuất huyết dịch kính là gì? Triệu chứng nhận biết sớm tình trạng xuất huyết dịch kính

Cách khắc phục khi da bị dị ứng do trời lạnh

Cách phòng ngừa tình trạng da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh

Da bị dị ứng là vấn đề thuộc cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người và không thể điều trị dứt điểm được. Vì vậy, nếu từng gặp tình trạng này, tốt nhất là bạn nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố bất lợi để phòng ngừa dị ứng tái phát.

  • Ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.
  • Tăng cường cấp ẩm cho da và bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh và uống đủ nước. Vitamin C có nhiều trong hầu hết các loại rau quả, giúp hạn chế các phản ứng dị ứng do histamin.
  • Làm việc kết hợp nghỉ ngơi hợp lý và vận động điều độ để nâng cao sức đề kháng.
  • Giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định. Bạn nên tránh để da tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh bằng cách:
  • Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm, không nên tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu dùng máy lạnh, chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức 27 – 28 độ C.
  • Nếu được bác sĩ kê thuốc để ngăn ngừa cơn dị ứng, bạn cần uống thuốc đầy đủ như hướng dẫn.

Trên đây là một số chia sẻ giải đáp cho vấn đề tại sao da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc và phòng ngừa loại dị ứng thường gặp này.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *