Lười biếng xã hội có thể xem là hiện tượng tâm lý để miêu tả một người ít bỏ công sức hơn khi làm việc nhóm. Đây là thuật ngữ được nhắc đến lần đầu tiên năm 1913 và đang trở nên phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bạn đang đọc: Lười biếng xã hội (Social Loafing): Sự ảnh hưởng và tâm lý ỷ lại
Đặc tính của chứng lười biếng xã hội là việc ít nỗ lực, ít cố gắng và thường ỷ lại người khác khi làm việc nhóm. Nhóm càng đông thì mỗi thành viên thường có xu hướng ỷ lại. Điều này gây ra cảm xúc tiêu cực đối với mọi người xung quanh. Vậy tình trạng lười biếng xã hội này xuất phát do đâu? Nó có ảnh hưởng gì đối với mọi người hay không? Hãy để Kenshin cung cấp các thông tin hữu ích cho độc giả về hành vi này.
Contents
Thế nào là lười biếng xã hội?
Lười biếng xã hội (Social Loafing) là thuật ngữ sử dụng để chỉ những người có xu hướng ỷ lại và kém nỗ lực trong quá trình làm việc nhóm. Điều này có nghĩa là nếu thực hiện nhiệm vụ một mình, họ sẽ cố gắng tốt nhất để hoàn thành công việc. Ngược lại, khi làm việc theo nhóm, họ lại có xu hướng ỷ lại và ít nỗ lực hơn. Cùng với hiệu ứng FOMO, hiệu ứng lười biếng xã hội cũng đang dần trở nên phổ biến trong đa lĩnh vực.
Việc làm việc theo nhóm có thể phát huy tối đa thế mạnh bản thân. Tuy nhiên, điều này sẽ không thể đạt được đối với người có tâm lý lười biếng xã hội. Hành vi này có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu, trong môi trường học tập và chốn công sở làm việc.
Chứng lười biếng xã hội đã sớm xuất hiện và thể hiện vô cùng rõ ràng trong cuộc sống. Cho đến nay, hành vi này vẫn đang tồn tại và phát triển âm thầm. Nó xuất hiện trong phần lớn những công việc tập thể và các đội nhóm.
Nguồn gốc hình thành thuật ngữ “lười biếng xã hội”
Năm 1913, Ringelmann đã thực hiện một thí nghiệm để giải thích tâm lý lười biếng xã hội. Các thành viên tham gia với nhau sẽ được yêu cầu kéo sợi dây thừng một mình hoặc theo nhóm. Kết quả đã cho thấy khi kéo co theo nhóm, họ càng ít bỏ công sức, ít bỏ năng suất hơn khi tự kéo một mình. Vào năm 1974 và năm 2005, thí nghiệm này đã được thực hiện lại 2 lần và cho ra kết quả tương tự.
Bên cạnh đó, sau nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng bắt đầu thực hiện nghiên cứu về vấn đề này và đều cho cùng kết quả. Có thể nói, hiệu ứng lười biếng xã hội đã được phát hiện ở nhiều nền văn khác như Ấn Độ, Đài Loan, Mỹ, Pháp,… Nó xuất hiện và tìm thấy qua các nhiệm vụ công việc khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia đã thấy rằng sự lười biếng xã hội có thể biểu hiện mức độ thấp do với nền văn hóa chủ nghĩa tập thể.
Nguyên nhân gây ra tình trạng lười biếng xã hội
Lười biếng xã hội xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Để giải thích cho điều này, những nhà khoa học đã tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra một số nguyên nhân cụ thể.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh đóng bỉm nhiều có tốt không?
Tính phụ thuộc và ỷ lại cao
Người có tính ỷ lại và phụ thuộc người khác sẽ phát triển đặc tính lười biếng xã hội. Thay vì tự làm việc, họ thường ít nỗ lực và tỏ ra mờ nhạt để nhường lại nhiệm vụ khó khăn cho người khác.
Mất động lực
Thiếu động lực là nguyên nhân phổ biến của đặc tính lười biếng xã hội. Nếu làm việc độc lập, kết quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm, các thành viên sẽ được đánh giá dựa trên kết quả chung.
Sự phân hóa trách nhiệm
Khi làm việc độc lập, các trách nhiệm sẽ do cá nhân gánh vác. Từ đó, nó sẽ tạo động lực để cố gắng. Ngược lại, khi làm theo nhóm, trách nhiệm sẽ được phân tán đều. Điều này đồng nghĩa mọi người sẽ giảm bớt động lực và đỡ áp lực công việc hơn.
Quy mô nhóm
Khi làm việc nhóm, nhiều người nghĩ rằng càng đông thì kết quả sẽ càng cao. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại, nhóm càng nhiều người thì năng suất càng giảm. Đây là do khi nhiệm vụ được chia nhỏ, mức độ hoàn thành không ảnh hưởng đến kết quả chung nên khiến nhiều người dễ sinh ra tâm lý ỷ lại và lười biếng.
Do hiệu ứng Sucker
Đây là cảm giác tin rằng những người khác sẽ nhận công lao từ nỗ lực của chính mình. Chính sự nghi ngờ này làm cho nhiều người có xu hướng lười biếng và chậm trễ trong công việc. Họ thường quan sát xem những người xung quanh có thật sự nỗ lực khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
>>>>>Xem thêm: Liệu có phải hắt xì chỉ là cảm lạnh?
Ngăn chặn và khắc phục hiệu quả lười biếng xã hội
Làm thế nào để ngăn chặn và khắc phục hiệu quả hiệu ứng tâm lý này? Dưới đây là những đề xuất cơ bản mà bạn có thể áp dụng trong quá trình làm nhóm.
- Xây dựng động lực: Khuyến khích tinh thần và tạo động lực thông qua việc nhắc nhở mục tiêu và thành tích của nhóm. Ngoài ra, các thành viên còn có thể thảo luận và thống nhất về phần thưởng hiện vật phù hợp.
- Phân công các công việc cụ thể: Đây là cách để tăng tính trách nhiệm của mỗi thành viên. Khi có sự phân công, cá nhân sẽ cảm thấy thoải mái tinh thần, tránh mệt mỏi vì làm quá nhiều và cố gắng nỗ lực để hoàn thành công việc.
- Tăng cường giám sát: Qua phương pháp giám sát, đặc tính của lười biếng xã hội sẽ ít có cơ hội để len lỏi hơn vào môi trường làm việc. Các thành viên không đạt đủ yêu cầu có thể bị đào thải.
- Đánh giá khách quan: Ngoài thành tích chung, mỗi thành viên nên được đánh giá riêng dựa vào năng lực và đóng góp trong công việc. Vì vậy, khi được đánh giá đúng, cá nhân sẽ có động lực hơn khi làm việc.
- Đưa ra quy tắc làm việc rõ ràng: Quy tắc làm việc rõ ràng là điều cần thiết để bảo đảm hiệu suất. Các thành viên vi phạm các nguyên tắc chung sẽ bị đánh giá thấp và phải tự cải thiện bản thân.
Qua bài viết trên, Kenshin đã cung cấp các thông tin cần thiết về hiệu ứng tâm lý “lười biếng xã hội”. Việc hiểu rõ về Social Loafing có thể giúp bạn có ý thức hơn về lợi ích và tác hại của nó. Hy vọng những nội dung này sẽ mang đến giá trị tham khảo đối với người đọc.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể