Sự căng thẳng xuất hiện khi chúng ta đối diện với một số tình huống nhất định nhưng không phải lúc nào căng thẳng cũng xấu. Trong nhiều trường hợp, khi chúng ta không nhận biết và không kiểm soát được thì sự căng thẳng có thể trở thành căn bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn đang đọc: Sự căng thẳng của bạn đang nằm ở mức độ nào?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, càng nhiều việc có thể khiến con người rơi vào trạng thái căng thẳng. Nhưng theo các chuyên gia, có nhiều loại căng thẳng khác nhau và không phải loại nào cũng là xấu.
Có nhiều dạng căng thẳng khác nhau và không phải loại nào cũng xấu.
Căng thẳng không chỉ là một trạng thái tâm lý mà nó có liên quan mật thiết đối với sức khỏe chúng ta. Khi căng thẳng, cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất ra các hóa chất và hormone bao gồm: cortisol, adrenaline, noradrenaline. Chúng làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và hành vi con người.
Contents
Không phải căng thẳng nào cũng là xấu
Ở mỗi người sẽ có những nguyên nhân và tác động khác nhau dẫn đến căng thẳng, ví dụ như chấn thương tâm lý, mất người thân, ly hôn, công việc không thuận lợi, sức khỏe kém… Sự căng thẳng có tính chất chủ quan, một thứ có thể gây căng thẳng với người này nhưng không có nghĩa nó sẽ ảnh hưởng tương tự với người khác và ngược lại.
Các chuyên gia đã sớm nhận thấy sự tương đối của tình trạng căng thẳng và họ khẳng định rằng không phải sự căng thẳng nào cũng đều đem lại kết quả tồi tệ. Thực tế, một số loại căng thẳng còn giúp chúng ta hành động nhanh chóng hơn trong những trường hợp khẩn cấp. Lời giải thích cho vấn đề này là khi căng thẳng, nhịp tim sẽ tăng mạnh, hoạt động của não nhanh hơn và tạo ra một nguồn năng lượng rất lớn. Nó giúp tăng độ nhạy cảm của giác quan và tăng sự tỉnh táo trong các tình huống hỗn loạn.
Trong một số tình huống, căng thẳng tạo ra một nguồn năng lượng lớn giúo chúng ta giải quyết công việc tốt hơn.
Tuy vậy, sự căng thẳng chỉ không gây nguy hiểm khi nó mang tính tạm thời. Tức là sau căng thẳng, cơ thể bạn trở về trạng thái tự nhiên, nhịp tim và hơi thở chậm lại, các cơ bắp được thư giãn.
Nếu như những áp lực công việc và cuộc sống khiến cơ thể bạn phải chịu sự căng thẳng kéo dài đến mức quá tải, các mạch máu co lại, tim đập nhanh và bạn không còn khả năng xử lý chúng. Theo thời gian, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các dạng căng thẳng phổ biến
Các chuyên gia xác định có 3 dạng căng thẳng phổ biến ở người, bao gồm: căng thẳng cấp tính, căng thẳng cấp tính kéo dài và căng thẳng mãn tính.
Căng thẳng cấp tính
Đây là dạng căng thẳng thường gặp nhất. Nó xảy ra ngay khi cơ thể gặp thách thức. Những áp lực khi chứng kiến một vụ tai nạn giao thông, một cuộc tranh cãi lớn với người khác hay một sai lầm gây tổn thất nghiêm trọng,… sẽ làm cơ thể kích hoạt phản ứng sinh học này. Dạng căng thẳng này còn được gọi là phản ứng tăng nhạy cảm quá độ, nó xảy ra tại thời điểm đặc biệt khó khăn.
Theo chuyên gia, căng thẳng cấp tính không phải lúc nào cũng mang tính tiêu cực. Các giai đoạn riêng biệt khi bạn trải qua căng thẳng cấp tính không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe tổng thể. Ngược lại chúng còn tốt cho tinh thần của bạn khi chúng giúp cho não bộ phát triển để có thể đáp ứng tốt nhất với các tình huống căng thẳng trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Vacxin viêm màng não mủ tiêm khi nào là tốt nhất?
Căng thẳng trong các cuộc tranh luận thường là căng thẳng cấp tính và sẽ mất đi sau đó.Căng thẳng cấp tính chỉ thật sự nghiêm trọng khi nó là hậu quả của các vụ bạo lực, đe dọa tính mạng. Lúc này, bạn có thể gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) hoặc rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD).
Căng thẳng cấp tính kéo dài
Khi tình trạng căng thẳng cấp tính xảy ra thường xuyên, nó sẽ diễn tiến thành dạng căng thẳng cấp tính kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là tâm tính trở nên nóng nảy, hay cáu gắt và lo lắng. Bạn sẽ có xu hướng nhìn vào những mặt tiêu cực của cuộc sống. Căng thẳng cấp tính kéo dài khiến cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc này, bạn không còn nhận được những lợi ích từ căng thẳng nữa.
Căng thẳng mãn tính
Ở dạng mãn tính, sự căng thẳng gần như không thể kiểm soát và cũng không thể mất đi. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối diện với cảm giác căng thẳng suốt phần đời còn lại. Căng thẳng mãn tính có thể xuất phát từ những yếu tố sau:
- Thường xuyên thiếu thốn vật chất;
- Hôn nhân không hạnh phúc;
- Có người nhà bị rối loạn căng thẳng cấp tính;
- Tình trạng công việc tồi tệ.
Căng thẳng mãn tính có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như: bệnh tim, chàm, viêm phổi, xơ gan, rối loạn tiêu hóa, sụt cân đột ngột, ung thư, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, mất trí nhớ ngắn hạn hoặc thôi thúc bạn tự sát.
Hướng dẫn bạn cách quản lý căng thẳng
Dù ở dạng căng thẳng nào thì sự biểu hiện của nó là khác nhau ở mỗi người. Khi gặp căng thẳng, có người bị đau đầu hoặc đau dạ dày, trong khi người khác bị mất ngủ, chán nản và tức giận. Vì vậy, việc đầu tiên khi bạn muốn quản lý căng thẳng chính là tự cảm nhận được sự căng thẳng trong bản thân mình và nó xuất hiện dưới những hình thái nào.
Khi nhận diện được nó, bạn cần xác định các yếu tố gây căng thẳng, giúp bạn vượt qua nó dễ dàng hơn. Quản lý căng thẳng bao gồm:
- Chăm sóc bản thân qua việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều độ và ngủ đủ giấc (7 – 8 giờ/ngày)
- Tìm sự hỗ trợ từ người khác đối với các vấn đề bạn không thể tự mình giải quyết.
- Tăng cường kết nối xã hội.
- Cho phép bản thân nghỉ ngơi nhiều hơn sau các sự kiện gây căng thẳng.
- Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích, vì chúng có vẻ giúp làm giảm căng thẳng trong thời gian ngắn nhưng lại gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sau này.
>>>>>Xem thêm: Những điều bạn nên biết về bệnh thiếu máu
Luyện tập yoga giúp điều hòa nhịp thở, cân bằng tâm trạng và cải thiện trạng thái căng thẳng.Chắc chắn rằng bạn không thể loại bỏ căng thẳng hoàn toàn ra khỏi cuộc sống nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được nó. Đây là một việc quan trọng để bạn duy trì cuộc sống cân bằng và khỏe mạnh. Chỉ cần nhận biết sớm sự căng thẳng của mình và biết nó nằm trong dạng thức nào thì bạn sẽ có thể dễ dàng quản lý và phòng tránh chúng hơn.
Thụy Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể