Rụng tóc do bệnh da đầu nên làm gì?

Một trong những nguyên nhân khiến tóc bạn bị rụng nhiều có thể do là mắc những bệnh về da đầu. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn rụng tóc do bệnh lý để có những phương pháp chữa trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Rụng tóc do bệnh da đầu nên làm gì?

Một số người phát hiện tóc bị rụng do bệnh da dầu nhưng chưa đến bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân đã tự ý sử dụng các loại thuốc trị nấm, thuốc chữa rụng tóc không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chúng ta hãy tránh tình trạng này bằng cách tìm hiểu rụng tóc do bệnh da đầu nên làm gì?

Những bệnh da đầu gây rụng tóc

Rụng tóc do bệnh da đầu nên làm gì 1Ám ảnh nhưng bệnh ở da đầu khiến ta bị rụng tóc

Viêm da đầu

Viêm da đầu là nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc, có thể nhận diện qua các triệu chứng sau:

Cảm thấy da đầu ngứa ngáy khó chịu, da bị đỏ nhẹ gây ngứa da đầu cũng như đau rát.

Xuất hiện nhiều gàu, đây là hiện tượng da đầu bị viêm làm tăng tiết bã nhờn kết hợp những tế bào chết, tạp khuẩn, nấm làm xuất hiện những mảng bám, vảy trắng nhỏ – hay còn gọi là gàu.

Việc xuất hiện gàu khiến tóc bị bóng, bết, dính nhanh hơn bình thường, khiến chân tóc bết rít và ngứa ngáy. Điều này sẽ khiến cho tóc không hấp thu được chất dinh dưỡng, tóc khô, xơ cứng và dễ gãy rụng.

Viêm nang tóc

Tìm hiểu thêm: Mũi 2 vắc xin ngừa Covid xong, 6 tháng sau tiêm mũi 3 là phù hợp?

Rụng tóc do bệnh da đầu nên làm gì 2Những bệnh da đầu là bệnh rối loạn da thường gặp gây rụng tóc cục bộ

Nang lông tóc là những túi nhỏ nằm dưới da từ đó tóc, vì thế nếu chúng ta bị viêm nang lông thì có thể gây tổn thương cho nang tóc, gây rụng tóc vĩnh viễn. Đây là bệnh da liễu thường gặp và có thể lây nhiễm và lan rộng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm nangtóc nếu không chữa trị đúng cách sẽ trở nặng hơn, bắt đầu xuất hiện mụn nước cũng như bọng nước nổi cộm ở viền tóc, có màu đỏ, vảy trắng bên trên khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nóng ran đầu rất khó chịu. Bệnh không những khiến tóc bị gãy rụng nhanh, nhiều mà còn khiến da đầu bị phồng rộp, lở loét.

Vảy nến da đầu

Bệnh vẩy nến da đầu là bệnh rối loạn da thường gặp, dễ dàng lây lan ra những vùng da khác như trán, sau gáy, phía sau hoặc bên trong tai, không chỉ gây rụng tóc mà còn làm mất thẩm mỹ trầm trọng. Những biểu hiện của bệnh vảy nến da đầu như:

Da đầu khô và bị bong tróc: Bệnh sẽ làm các tế vào da đầu chết nhanh hơn, nằm chồng lên nhau tạo thành những mảng bám dày, sưng đỏ theo từng khu vực. Không giống như gàu có màu trắng đục và gây cảm giác nhờn rít, mảng bám vảy nến có màu trắng bạc, khô, rất dễ bị bong tróc và gây chảy máu.

Gây ngứa dữ dội: Bệnh vảy nến khiến chúng ta ngứa da đầu vô cùng khó chịu, với những cơn ngứa dữ dội và liên tục không ngừng. Tuy nhiên chúng ta không thể gãi mạnh vì sẽ khiến chúng bong ra và chảy máu, có thể gây nhiễm trùng da đầu.

Rụng tóc cục bộ: Lớp sừng dày này sẽ cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ da đầu nuôi các chân tóc, khiến chúng trở nên xơ hơn, chẻ ngọn và rụng nhiều. Gắn liền với những mảng vảy nến, những cụm tóc này cũng sẽ chết dần đi hoặc rụng hết hẳn. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì nếu bệnh vảy nến được khống chế và thuyên giảm thì số tóc này sẽ mọc mới lại.

Những phương pháp chăm sóc tóc khi mắc những bệnh về da đầu

Rụng tóc do bệnh da đầu nên làm gì 2

>>>>>Xem thêm: Viêm mép môi là bệnh gì? Phải làm gì khi bị viêm mép môi?

Những cách chăm sóc mái tóc khỏe mạnh

Khi thấy tóc rụng kèm theo những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu da đầu thì bạn nên bác sĩ da liễu để thăm khóc và xác định chính xác nguyên nhân. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị nấm, thuốc bôi ngoài da hoặc các thuốc chữa rụng tóc không rõ nguồn gốc.

Ngoài ra, bạn nên áp dụng những biện pháp chăm sóc sau:

Giữ vệ sinh cơ thể và da đầu sạch sẽ bằng cách thường xuyên tắm gội, tắm 2-3 ngày một lần, với những người da đầu nhờn rít thì nên gội 2 ngày 1 lần để tăng sức đề kháng, tăng sức khỏe cho da đầu, tạo điều kiện cho chân tóc hấp thu tối đa dưỡng chất, không bị viêm nhiễm. Không nên gội đầu mỗi ngày vì sẽ làm khô da đầu dễ gây bệnh.

Chọn những loại dầu gội được chỉ định để chữa định những bệnh về da đầu, an toàn, lành tính để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh, giảm gãy rụng hay bết rít chân tóc. Gội đầu nhẹ nhàng để massage da đầu, tránh cào mạnh vì dễ bào mòn và làm tổn hại đến lớp da đầu.

Hạn chế tối đa các hóa chất lên da đầu thông qua những phương pháp nhuộm, uốn, ép. Nếu cần thiết phải tạo hình tóc thì nên đến những cơ sở uy tín, vì những hóa chất không rõ nguồn gốc có thể khiến da đầu bị tổn thương và tóc rụng nhiều hơn.

Sau khi gội đầu hãy để tóc khô tự nhiên hoặc sấy tóc nhẹ, không nên ngủ, cột tóc, chải tóc khi tóc còn ướt.

Đừng cào mạnh lên da đầu để giảm ngứa vì nó có thể khiến cho vùng chân tóc mỏng manh bị tổn thương và có thể lây nhiễm vi khuẩn từ móng tay, tiềm ẩn nguy cơ bị viêm nang lông da đầu.

Cung cấp dưỡng chất từ bên trong cho chân tóc qua những loại thực phẩm như cà rốt, các loại rau có màu xanh sẫm, thịt bò, heo, gà, gạo lứt, trái cây để cung cấp những loại vitamin và khoáng chất, tránh tóc bị khô và xơ gãy, phục hồi mái tóc bị hư tổn và giúp tóc chắc khỏe.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *