Rối loạn tiền đình có nên quan hệ hay không là vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất. Tùy vào tình trạng mỗi người sẽ có trường hợp nên hay không nên.
Bạn đang đọc: Rối loạn tiền đình có nên quan hệ không?
Rối loạn tiền đình là bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng. Việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp giảm tiến triển triệu chứng, giúp dễ dàng hơn trong việc quan hệ. Cùng Kenshin tìm hiểu về vấn đề rối loạn tiền đình có nên quan hệ không và những điều cần lưu ý.
Contents
Tìm hiểu về rối loạn tiền đình
Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não xử lý thông tin cảm giác. Nó liên quan đến việc kiểm soát sự cân bằng và chuyển động của mắt. Rối loạn tiền đình xảy ra khi xuất hiện một căn bệnh, chấn thương ảnh hưởng đến hệ thống cân bằng của cơ thể.
Rối loạn tiền đình mặc dù không gây ra vấn đề đe dọa tính mạng nhưng khi xảy ra sẽ gây các bệnh lý khác. Chẳng hạn như có các triệu chứng liên quan đến giữ thăng bằng gây té ngã. Bệnh thường gặp ở tuổi trưởng thành và những người lao động trí thức.
Rối loạn tiền đình thường gặp
Một trong những rối loạn tiền đình phổ biến nhất là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Tình trạng xảy ra khi thay đổi vị trí của đầu đột ngột, ngẩng đầu lên hoặc xuống, nằm xuống hay ngồi dậy bất ngờ.
Một rối loạn tiền đình phổ biến khác là viêm mê đạo tai, viêm mê nhĩ hoặc nhiễm trùng tai trong. Một cấu trúc của tai là mê cung bị viêm, ảnh hưởng đến cân bằng và thính giác, có thể gây cảm giác buồn nôn.
Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Nguyên nhân phổ biến của rối loạn tiền đình liên quan đến ảnh hưởng chức năng tiền đình. Đó là do:
- Sử dụng thuốc không đúng cách.
- Nhiễm trùng.
- Các vấn đề về tai trong, chẳng hạn như lưu thông kém trong tai.
- Các mảnh vụn canxi trong ống bán khuyên.
- Các vấn đề bắt nguồn từ não bộ, chẳng hạn như chấn thương sọ não.
Những điều cần làm khi mắc rối loạn tiền đình
Tình trạng rối loạn tiền đình đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng khác biệt giữa các bệnh nhân. Do đó trước khi thực hiện bất kì biện pháp cải thiện rối loạn tiền đình, cần tham khảo ý kiến bác sĩ:
- Sử dụng thuốc được kê đơn và tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Thực hiện chế độ ăn và lối sống lành mạnh.
- Luyện tập các bài tập giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tư vấn tâm lý nhằm duy trì ổn định cảm xúc.
- Phẫu thuật: Trường hợp tổn thương hiếm gặp hơn như biến dạng ống bán nguyệt, nơi thiếu hụt xương bao phủ một hoặc nhiều ống bán nguyệt và khối u tai.
Rối loạn tiền đình có gây ảnh hưởng đến quan hệ không?
Nhìn chung, người bị rối loạn tiền đình vẫn có thể duy trì việc quan hệ tình dục nếu có nhu cầu ham muốn. Tuy nhiên, tần suất, cường độ, thời gian và tư thế quan hệ cần phải phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Rối loạn tiền đình có thể làm suy giảm khả năng tình dục, giảm ham muốn ở những người còn trong độ tuổi sung mãn. Một số nghiên cứu cho rằng việc quan hệ tình dục đều đặn sẽ có lợi cho cơ quan tiền đình của cơ thể.
Tuy nhiên, mỗi người có tình trạng sức khỏe khác nhau. Nếu cảm thấy bất kỳ khó khăn hoặc lo lắng, hãy thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia để nhận được lời khuyên phù hợp nhất dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người.
Rối loạn tiền đình có nên quan hệ không?
Rối loạn tiền đình nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và khả năng tình dục nói riêng. Vậy trong khi bị Rối loạn tiền đình có nên quan hệ để duy trì ham muốn hay không? Câu trả lời là có. Người bị rối loạn tiền đình hoặc trải qua tổn thương não, nếu vẫn còn ham muốn tình dục thì vẫn có thể quan hệ. Theo các chuyên gia, quan hệ tình dục khi bị rối loạn tiền đình một cách điều độ và lành mạnh không chỉ không có hại mà hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh.
Hiện chưa có tài liệu nào ghi nhận khi bị rối loạn tiền đình không được quan hệ tình dục. Vì hormone đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động tình dục và các hoạt động sống khác. Bao gồm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và hạnh phúc tình cảm. Rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến sự cân bằng và định hướng không gian, có thể gián tiếp ảnh hưởng đến các yếu tố này.
Hầu hết người bệnh có xu hướng suy giảm nội tiết tố, ở phụ nữ là hormone estrogen và ở nam giới là hormone testosterone. Việc cải thiện nội tiết tố có thể giải quyết được vấn đề tình dục. Quan hệ tình dục an toàn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiền đình. Tuy nhiên, cần xem xét tình trạng cụ thể mỗi bệnh nhân mới đưa ra kết luận được.
Tìm hiểu thêm: Trẻ em uống nước nhiều có sao không?
Việc quan hệ tình dục nhìn chung có thể hỗ trợ trong việc điều trị bệnh, mang đến những lợi đối ích đối với tiền đình như sau:
- Kích thích tuần hoàn máu: Hỗ trợ quá trình cung cấp máu mang oxy lên não đều đặn. Điều này giúp cân bằng huyết áp và giảm chóng mặt, đau đầu.
- Giải phóng hormone prolactin: Sau khi quan hệ, cơ thể thường dễ chìm sâu vào giấc ngủ do cơ thể giải phóng hormone sau khi đạt cơn cực khoái. Hormone này có tác dụng làm thư giãn và tránh được những cơn đau đầu, chóng mặt đột ngột.
- Giảm sự căng thẳng, lo lắng: Quan hệ tình dục điều độ còn giúp xoa dịu não bộ và kích thích cơ thể sản sinh một loại hormone. Nó giúp bạn vui vẻ, thoải mái, giảm đau đầu và các nguy cơ làm bùng phát các triệu chứng rối loạn tiền đình.
- Cân bằng nội tiết tố: Quan hệ lành mạnh là chìa khóa giúp cân bằng nồng độ hormone estrogen và testosterone. Từ đó giảm nguy cơ mắc rối loạn tiền đình, bệnh tim và đột quỵ.
- Hỗ trợ phục hồi chức năng của hệ thống tiền đình: Khi quan hệ tác động trực tiếp đến các tư thế đầu, cổ, mặt… Nó giúp cân bằng, phối hợp chuyển động hỗ trợ chức năng tiền đình.
- Gia tăng tình cảm hạnh phúc: Quan hệ tình dục là phần quan trọng trong cuộc sống hôn nhân, tăng tình cảm vợ chồng. Bên cạnh đó, nó giúp duy trì hôn nhân lâu dài, hạnh phúc gia đình và nhiều yếu tố khác.
Một số trường hợp có biến chứng nặng như đột quỵ, tai biến mạch máu não, liệt cơ thì không nên quan hệ. Do đó, nếu có triệu chứng rối loạn tiền đình cần điều trị sớm và thăm hỏi ý kiến bác sĩ thêm về vấn đề này.
Những lưu ý khi quan hệ tình dục đối với người bị rối loạn tiền đình
Người bệnh rối loạn tiền đình cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị. Việc điều trị sớm giúp giảm các triệu chứng nhanh hơn đáng kể. Các phương pháp trị bệnh phổ biến như: Dùng thuốc trị rối loạn tiền đình, áp dụng vật lý trị liệu, lên kế hoạch chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để sớm cải thiện bệnh. Tùy theo từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ mà áp dụng cho phù hợp.
Người bệnh nên lắng nghe cơ thể của mình để biết được bản thân có thật sự sẵn sàng để quan hệ tình dục hay không. Dựa vào đó để kiểm soát cường độ, tần suất và thời gian khi quan hệ. Việc chọn lựa tư thế quan hệ phù hợp để vừa đáp ứng được nhu cầu vừa không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Những người bị liệt nửa người sau đột quỵ do biến chứng rối loạn tiền đình nên sử dụng gối ôm để hỗ trợ giúp cuộc yêu được dễ dàng hơn.
Khi quan hệ nên chọn nơi có không gian yên tĩnh, mát mẻ và quen thuộc, tránh tối đa những yếu tố tiêu cực tác động từ bên ngoài để cuộc yêu diễn ra thuận lợi hơn. Người không bị bệnh trong khi quan hệ hãy chủ động hơn về việc khích lệ, động viên tinh thần người bệnh. Có thể hướng dẫn cách yêu để cả hai cùng đạt được những cảm xúc thăng hoa.
Cuối cùng, không nên suy nghĩ tiêu cực về tình trạng bệnh, đặc biệt với bệnh nhân bị biến chứng trước đó. Những tâm lý sợ sệt, lo lắng sẽ tự tạo áp lực cho bản thân, suy giảm ham muốn. Khi đó sẽ dẫn đến không tự tin khi quan hệ và hoàn toàn không đạt được khoái cảm như mong muốn.
>>>>>Xem thêm: Trust issue là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng Trust issue
Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề rối loạn tiền đình có nên quan hệ hay không. Việc phát hiện và cải thiện tình trạng sớm giúp đời sống tình dục trở nên dễ dàng hơn. Hãy theo dõi bài viết mới nhất của Kenshin để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể