Quầng thâm mắt có phải biểu hiện của bệnh không? Cách trị quầng thâm mắt

Tình trạng quầng thâm mắt rất phổ biến và có liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm cả thói quen sinh hoạt hàng ngày và tình trạng sức khỏe. Để biết quầng thâm mắt có phải bệnh không và cách trị quầng thâm mắt hiệu quả, Kenshin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Quầng thâm mắt có phải biểu hiện của bệnh không? Cách trị quầng thâm mắt

Quầng thâm mắt là biểu hiện thường gặp mỗi khi bạn thức khuya hoặc khi mệt mỏi, mất ngủ. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, cảnh báo tình trạng sức khỏe cần lưu ý.

Quầng thâm mắt có liên quan đến bệnh lý không?

Ngoài nguyên nhân stress, mất ngủ, ngủ không đủ giấc, thức khuya,… thì tình trạng quầng thâm mắt còn có thể là biểu hiện sớm của một số vấn đề sức khỏe. Bạn cần lưu tâm hơn để tránh gây hậu quả lâu dài với cơ thể.

Bệnh suy thận

Tình trạng quầng thâm mắt khiến gương mặt trở nên thiếu sức sống và luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản. Theo các nghiên cứu về hiện tượng quầng thâm mắt cho thấy, đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận vì khi thận yếu đi, các vùng da quanh mắt hoặc dưới mắt sẽ bị tối màu, khô và thiếu sức sống hơn.

Quầng thâm mắt có phải biểu hiện của bệnh không? Cách trị quầng thâm mắt 1

Quầng thâm mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận

Rất nhiều tác nhân gây hiện tượng quầng thâm mắt, có thể là cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài, mất ngủ, thức khuya nhiều ngày liên tục,… Bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày lành mạnh hơn, đảm bảo luôn ngủ đủ giấc để giảm thiểu tình trạng quầng thâm mắt.

Bệnh gan

Quầng thâm mắt cũng là một biểu hiện bên ngoài của các bệnh liên quan đến gan, đặc biệt là bệnh gan mãn tính. Ở người bệnh, chức năng gan suy giảm trong thời gian dài hoặc bệnh nhân bị phù gan thì mắt càng trở nên tối màu và thiếu sức sống hơn. Theo khảo sát cho thấy có đến hơn 20% người bị bệnh gan có dấu hiệu xuất hiện quầng thâm mắt tối màu hơn vùng da xung quanh.

Khi có dấu hiệu bị quầng thâm mắt đột ngột, tình trạng thâm ngày một nặng hơn bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân cụ thể, sau đó tiến hành chữa trị kịp thời, hạn chế để lại biến chứng, di chứng không tốt với sức khỏe lá gan nói riêng và toàn cơ thể nói chung.

Bệnh dạ dày mãn tính

Hiện tượng quầng thâm mắt cũng có thể là dấu hiệu bên ngoài của các bệnh dạ dày mãn tính. Tình trạng viêm dạ dày mãn tính làm giảm chức năng tiêu hóa, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng trong thời gian dài và khiến cho mắt ngày một tối màu hơn, đặc biệt là khi bệnh dạ dày tái đi tái lại nhiều lần. Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị suy nhược thần kinh hoặc có vấn đề về nội tạng cũng rất dễ bị quầng thâm mắt.

Kinh nguyệt không đều

Với chị em phụ nữ, ngoài liên quan đến thức khuya, stress,… thì quầng thâm mắt còn có thể liên quan đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Theo Đông y, kinh nguyệt không đều hoặc tình trạng đau bụng kinh có thể do hàn khí trong cơ thể bị ách tắc, khí huyết kém lưu thông và làm cho vùng da quanh mí mắt thiếu sức sống, tối màu hơn. Nếu có dấu hiệu bị quầng thâm mắt kèm theo chu kỳ kinh nguyệt không đều, bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị.

Tìm hiểu thêm: Liệu pháp PRP là gì? Cách thực hiện và công dụng của liệu pháp này

Quầng thâm mắt có phải biểu hiện của bệnh không? Cách trị quầng thâm mắt 2
Vùng da dưới mí mắt tối màu hơn vùng xung quanh có thể liên quan đến tình trạng kinh nguyệt không đều

Cách giảm tình trạng quầng thâm mắt ngay tại nhà

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng quầng thâm mắt, bao gồm cả bệnh lý và vấn đề về sức khỏe. Mọi đối tượng, độ tuổi, giới tính đều có thể xuất hiện quầng thâm mắt.

Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là tìm ra nguyên nhân làm mắt sẫm màu và trị dứt điểm. Những trường hợp bị quầng thâm mắt do môi trường, thiếu nước, mất nước, thói quen sinh hoạt, lão hóa,… bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để khắc phục.

Một số cách khắc phục quầng thâm mắt đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, đảm bảo tối thiểu 2 lít nước để giảm quầng thâm mắt từ bên trong.
  • Luôn ngủ đúng giờ, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để mắt được thư giãn, hỗ trợ việc lưu thông máu quanh khu vực mí mắt, từ đó tăng sức sống cho đôi mắt.
  • Bác sĩ khuyến cáo người bị quầng thâm mắt nên ăn thêm nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin, chất khoáng cần thiết hỗ trợ làn da sáng mịn hơn, bao gồm cả vùng qua bị quầng thâm mắt.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên đội mũ rộng vành, đeo kính râm và luôn thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút để bảo vệ làn da dưới tác động của tia UV – nguyên nhân làm da xỉn màu, đen sạm và lão hóa nhanh hơn.
  • Cung cấp thêm độ ẩm, vitamin để giảm quầng thâm mắt bằng việc đắp mặt nạ mắt. Bạn có thể tận dụng những lát dưa leo mọng nước, túi trà đã dùng hoặc lát khoai tây,… để đắp lên mắt hỗ trợ việc giảm quầng thâm.
  • Thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở vùng da quanh mắt bằng cách thường xuyên massage, xoa bóp khu vực này.
  • Khi bị quầng thâm mắt bạn nên hạn chế tác động lực quá mạnh lên da sẽ làm da mỏng đi, dễ chảy xệ và tối màu hơn, đặc biệt là khi tẩy trang hoặc rửa mặt.

Cách giảm quầng thâm mắt bằng phương pháp thẩm mỹ

Quầng thâm mắt không chỉ phản ánh một số vấn đề của cơ thể mà còn là nguyên nhân khiến nhiều người tự ti trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Đối với những trường hợp bị quầng thâm mắt bẩm sinh do di truyền, quầng thâm mắt lâu năm hoặc quầng thâm mắt do bệnh lý nhưng điều trị bệnh không giúp cải thiện vùng da quanh mắt có thể tham khảo một số phương pháp thẩm mỹ để làm sáng da hiệu quả.

Tiêm filler: Tiêm filler sẽ khắc phục được nhiều khuyết điểm ở vùng mí mắt như quầng thâm mắt, da nhăn nheo, chảy xệ, mất độ đàn hồi tự nhiên,… Với phương án này, vùng da tối màu dưới mí mắt sẽ được cải thiện tức thì chỉ sau 20 – 30 phút thực hiện, không gây đau đớn và không cần tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi lâu.

Kem dưỡng giảm quầng thâm mắt: Các sản phẩm kem dưỡng làm giảm quầng thâm mắt hiện có khá nhiều trên thị trường, ngoài cung cấp dưỡng chất để da luôn sáng mịn thì sản phẩm cũng hỗ trợ giảm quầng thâm mắt nhưng cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả.

Quầng thâm mắt có phải biểu hiện của bệnh không? Cách trị quầng thâm mắt 3

>>>>>Xem thêm: Liệu pháp hormone nam hoá cho người chuyển giới (FTM)

Sử dụng kem dưỡng mắt có thành phần giảm thâm, dưỡng sáng giúp tình trạng thâm quầng mắt cải thiện

Ứng dụng laser giảm quầng thâm mắt: Tia laser sẽ kích thích đến các tế bào bên dưới da, từ đó loại bỏ sắc tố melanin gây quầng thâm mắt, cải thiện hiệu quả, nhanh chóng tình trạng quầng thâm mắt do sinh hoạt kém khoa học, thức khuya, thiếu ngủ lâu ngày,…

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây từ Kenshin đã giúp bạn hiểu hơn về quầng thâm mắt cũng như những thông tin liên quan. Để phòng tránh tình trạng quầng thâm mắt bạn nên ngủ sớm trước 11 giờ tối và ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, tuân thủ chế độ ăn lành mạnh mỗi ngày.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *