Sỏi tiết niệu nếu không được can thiệp sớm có thể gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy và mất chức năng thận. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu về những nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng chống kịp thời.
Bạn đang đọc: Phương pháp phòng tránh bệnh sỏi tiết niệu
Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế có khoảng 5% người dân có nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, bạn nên tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách phòng tránh hiệu quả.
Contents
Những nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh sỏi tiết niệu
Những nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh sỏi tiết niệu
Di truyền
Tuy bệnh sỏi tiết niệu chưa được chứng minh là có thể di truyền trực tiếp nhưng những bệnh lý gây nên sỏi niệu quản như xơ nang, cystin niệu, tăng oxalat niệu, toan hóa ống thận… lại có tính di truyền rất lớn.
Cơ thể thiếu nước
Uống nước không đủ khiến cho thận làm việc khó khăn hơn, nước tiểu quá đặc, nồng độ các khoáng chất và protein tồn đọng nhiều trong cơ thể khiến chúng dễ dàng kết tinh thành các tinh thể và lẫn vào trong nước tiểu. Những tinh thể này kẹt lại trong niệu đạo có thể trở thành sỏi, khiến cho nước tiểu không thể thoát ra được, mà tích trữ đọng lại, lâu dần tạo thành sỏi thận gây viêm đường tiết niệu.
Chế độ ăn uống không điều độ
Ăn quá mức những loại thực phẩm hoặc đồ uống có nhiều canxi như: sữa bổ sung canxi, ăn tôm, cua trong thời gian dài có thể khiến cơ thể dư thừa canxi, dễ khiến chúng kết tinh trong niệu đạo hình thành sỏi tiết niệu.
Ăn nhiều những món ăn chứa nhiều natri, đường và protein như bánh pudding, thực phẩm đông lạnh, thịt đỏ, hải sản…sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất calcium, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.
Do một số bệnh lý
Do những bệnh liên quan đến sỏi thận và một số bệnh lý về tuyến giáp, gút, viêm ruột… Những bệnh nhân có tiền sử bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi tiết niệu. Những bệnh này có thể khiến cho niệu đạo bị dị dạng như niệu quản sau tĩnh mạch chủ, niệu quản tách đôi, niệu quản phình to… gây giãn niệu quản, tiểu đục, nhiễm khuẩn, có thể nắn thấy có khối u ở một bên mạng sườn.
Những yếu tố khác
Tìm hiểu thêm: Gel rửa mặt là gì? Tìm hiểu một số thông tin về gel rửa mặt
Môi trường sống ô nhiễm cũng có thể gây bệnh sỏi tiết niệuDùng lâu dài một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu có chứa nhiều những thành phần như acetazolamid, thiazide, glucocorticoids, theophylline có thể gây một số hệ quả như hạ nồng độ kali trong máu mà lại tăng độ kali trong máu gây tụt huyết áp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất nước… có thể gây suy thận
Sinh sống trong môi trường ô nhiễm, khí hậu nóng bức có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu khiến bệnh sỏi thận tiết niệu dễ phát sinh.
Quan hệ tình dục không an toàn có thể gây nhiễm trùng vùng sinh dục, làm cho vi trùng có cơ hội xâm nhập gây tình trạng viêm đường tiết niệu dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần gây rối loạn bài tiết và hình thành nên sỏi tiết niệu.
Những phương pháp phòng chống bệnh sỏi tiết niệu
Có chế độ ăn uống điều độ và khoa học
>>>>>Xem thêm: Bò bía bao nhiêu calo? Có nên ăn nhiều bò bía không?
Ăn nhiều rau xanh và giảm muối trong khẩu phần ănUống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp nhuận tiểu, cung cấp nước cho những hoạt động của cơ thể. Uống nước nhiều lần mỗi ngày, kết hợp với những loại nước mát, nước ép trái cây để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung citrat làm ức chế kết tinh sỏi canxi.
Ăn nhiều rau xanh giúp hệ tiêu hoá làm việc nhanh hơn, tăng cường hoạt động của nhu động ruột, kích thích tiêu hoá tốt và làm giảm khó khăn khi đại tiện, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi canxi oxalat. Bổ sung rau xanh trong bữa ăn hằng ngày có thể làm sạch đường tiết niệu, tránh nhiễm trùng và ức chế sỏi thận rất tốt nhờ cơ chế gia tăng sự bài tiết chất citrat chống hình thành sỏi canxi. Bên cạnh đó người bị sỏi thận không nên ăn quá nhiều các loại rau xanh như rau bina, các loại đậu, củ cải đường, dưa chuột, củ cải đỏ vì chúng có chứa nhiều oxalat, nguyên nhân hàng đầu gây nên sỏi thận.
Việc sử dụng quá nhiều muối trong các món ăn hằng ngày sẽ khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng dễ gây rối loạn hoạt động của thận, dễ hình thành sỏi thận. Vì thế bạn hãy ăn nhạt, giảm lượng muối có thể giảm nguy cơ mắc những bệnh như sỏi tiết niệu, suy thận, thận nhiễm mỡ…
Ăn đủ chất, không dư thừa
Việc bổ sung đạm từ thịt bò, thịt gà và thịt lợn, trứng, cá, sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa khác đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của con người. Nhưng nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng cơ hội phát triển sỏi thận. Vì thế bạn nên cân nhắc thay thế một số protein động vật bằng những thực phẩm có nguồn gốc thực vật có nhiều protein và ít oxalate.
Bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể để tránh nguy cơ dư thừa canxi kết hợp với các khoáng chất khác gây sỏi.
Chú ý về việc đi vệ sinh hằng ngày
Việc nhịn tiểu trong thời gian dài có khiến cho nước tiểu ứ lại, tạo điều kiện cho sỏi hình thành. Ngoài ra, nhịn tiểu làm cho hệ tiết niệu của chúng ta lại tái hấp thu nước làm nước tiểu đặc hơn, khiến cho các chất độc lắng cặn lại trong thận, bàng quang. Sau một thời gian dài tích tụ, các lắng cặn này sẽ hình thành nên sỏi tiết niệu, ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể