Sỏi đường tiết niệu hình thành trong thận, là những tinh thể rắn trộn vào trong nước tiểu gây rối loạn chức năng tiêu, tiểu tiện. Để điều trị căn bệnh này, phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất, với nhiều hiệu quả tuyệt vời.
Bạn đang đọc: Tán sỏi ngoài cơ thể là gì? Có nên áp dụng cho người bị sỏi thận
Tán sỏi ngoài cơ thể là gì? Có nên áp dụng cho người bị sỏi thận không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc này thông qua những thông tin dưới đây.
Contents
Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?
Tán sỏi ngoài cơ thể – phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả nhất
Sỏi thận nếu không được điều trị sớm sẽ rơi xuống niệu quản gây ra bệnh thận ứ nước, nhiễm trùng và tổn thương làm hư thận. Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị sỏi bằng cách sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi, sau đó các mảnh vụn sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.
Với những bệnh nhân bị sỏi thận thực hiện phương pháp tán sỏi thận thì tỷ lệ thành công, không tái phát vào khoảng 70-80%. Đặc biệt với đối với loại sỏi nhỏ hơn 10mm là thì tỉ lệ này có thể tăng lên khoảng 90%.
Những trường hợp có thể sử dụng phương pháp tán sỏi
Những bệnh nhân muốn thực hiện phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể thì phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Nếu sỏi nằm ở thận thì kích thích phải bé hơn 15mm, sỏi niệu quản nằm xa hơn thì kích thước có thể từ khoảng 6 – 25mm. Sỏi có kích thích càng nhỏ, độ cứng càng yếu thì có tỉ lệ thành công cao hơn.
Nếu sỏi nằm ở gần đài thận, bể thận thường dễ tán hơn so với sỏi ở niệu quản, và khoảng cách từ da đến sỏi càng ngắn thì hiệu quả càng cao. Với những người có mỡ nhiều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tán vỡ sỏi.
Tốt nhất là nên tán sỏi chỉ có 1-2 viên. Số lượng sỏi không quá 3 viên và kích thước nhỏ hơn 10mm.
Thận phải còn khả năng bài tiết ra nước tiểu để tiến hành quá trình đào thải các mảnh vụn của sỏi của việc tán sỏi qua đường nước tiểu. Với những bệnh nhân tán sỏi nằm ở đài dưới thận, khả năng đào thải còn phụ thuộc vào sự hoạt động của trục đài thận với trục bể thận có tốt hay không.
Những người nên thực hiện phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
- Những người bị sỏi thận nhỏ hơn 10mm mà không có dị dạng tiết niệu phối hợp.
- Nam giới bị hẹp niệu đạo, hẹp niệu quản đoạn dài phía dưới sỏi.
- Bệnh nhân mắc rối loạn đông máu.
Với những loại sỏi quá rắn (cystin) hay quá mềm (calculus) thì kết quả thành công thường vào khoảng 60%, vì quá rắn thì khó vỡ còn quá mềm thì khi vỡ sẽ quánh lại với nhau, không đào thải được. Đặc biệt với loại sỏi Struvite khi vỡ ra sẽ vi khuẩn khuếch tán trong niệu đạo gây nhiễm khuẩn, đồng thời các mảnh sỏi khó đào thải và dễ gây tái phát.
Sau khi tán sỏi, cần uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày để có thể đào thải hết những mảnh vụn của sỏi ra ngoài theo nước tiểu.
Những người không nên thực hiện phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
Tìm hiểu thêm: Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình: Nguyên nhân và biểu hiện cần biết
Phụ nữ mang thai không nên thực hiện phương pháp nàyPhụ nữ mang thai và những bệnh nhân mắc những bệnh lý liên quan đến tim, não, gan, thận thì không nên thực hiện phương pháp này vì có thể gây tai biến nghiêm trọng. Đồng thời những người rối loạn chức năng đông máu hoặc dùng thuốc chống đông máu, tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu nếu muốn điều trị bằng phương pháp này cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Ưu điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
>>>>>Xem thêm: Hiện tượng đau bụng khi mang thai – Mẹ bầu chớ nên chủ quan!
Những ưu điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thểThời gian nằm viện ngắn, giảm tối đa chi phí lưu trú, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. Với các ca tán sỏi, thoát vị bẹn, khách hàng đi làm được luôn sau 1 ngày xuất viện.
Phương pháp không gây tổn thương đến phần mềm từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh, giảm nguy cơ tác dụng phụ, tỷ lệ hồi phục đạt 90%, tái nhập viện 0%, nhiễm trùng sau mổ 0%.
Tán sỏi ngoài cơ thể được thực hiện bằng định vị của X Quang, bác sĩ điều khiển sóng xung kích hội tụ chính xác vào viên sỏi và phát xung để tán sỏi. Thủ thuật đơn giản, chỉ mất 30 phút với khoảng 3.000 nhịp sóng xung kích để bảo đảm an toàn tối đa cho nhu mô thận nhưng đồng thời làm tan sỏi nhanh nhất.
Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau đớn, không gây xâm lấn đến các bộ phận đó. Từ đó phương pháp này được đánh giá là an toàn nhất so với phương pháp phẫu thuật mở được sử dụng trước kia, do không phải phẫu thuật nên tránh được các biến chứng của vết mổ và hồi phục nhanh
Phương pháp này khắc phục tình trạng sót sỏi trong phẫu thuật lấy sỏi, nhờ khả năng cho phép kiểm tra toàn bộ các đài bể thận và niệu quản.
Bệnh nhân thực hiện phương pháp này có thể giảm thời gian nằm viện, chỉ từ 1 – 2 ngày là có thể xuất viện từ đó tiết kiệm chi phí điều trị.
Sau tán sỏi, bệnh nhân có thể đau nhẹ vùng lưng và đi tiểu ra máu, nhưng đầu là triệu chứng bình thường mà không phải dùng thuốc. Tuy nhiên nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt hoặc cơn đau quặn thận hay các biểu hiện bất thường khác cần được khám chuyên khoa tiết niệu ngay.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể