Rung nhĩ là một bệnh về rối loạn nhịp tim khá phổ biến ở người cao tuổi. Những biến chứng liên quan đến tình trạng này mang lại nhiều hệ quả nặng nề cho người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị rung nhĩ có nhiều tác dụng phụ nên phương pháp điều trị thay thế thuốc cho rung nhĩ thường được bác sĩ khuyên dùng.
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị thay thế thuốc cho rung nhĩ hiện nay
Sử dụng thuốc điều trị rung nhĩ gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy phương pháp điều trị thay thế thuốc cho rung nhĩ vẫn đang được nghiên cứu và có nhiều thành tựu nhất định.
Contents
Rung nhĩ là bệnh gì?
Rung nhĩ hay còn gọi là bệnh rung tâm nhĩ là một bệnh lý về rối loạn nhịp tim khiến nhịp tim không đều và đập nhanh bất thường. Bệnh này thường gặp ở người cao tuổi, nhịp tim đập không đều, đập hỗn loạn ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, không làm gì.
Ở người bệnh rung tâm nhĩ, tâm nhĩ thường co bóp rất nhanh, hỗn loạn và không đều. Điều này khiến máu ứ đọng trong tâm nhĩ, tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành trong tim. Những cục máu đông này sau đó có thể được tim bơm đi và di chuyển qua các mạch máu đến não hoặc các cơ quan khác, gây đột quỵ hoặc tắc nghẽn mạch máu cấp tính.
Ngoài ra khi bị rung tâm nhĩ, tim đập không đều và thường xuyên liên tục khiến tim co bóp yếu đi và kém hiệu quả trong việc bơm máu đi khắp cơ thể. Mặt khác, nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian sẽ làm tăng nguy cơ suy tim cũng như các bệnh tim mạch khác và nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng thường gặp của rung tâm nhĩ bao gồm cảm giác lo lắng, đánh trống ngực, nhịp tim không đều, mệt mỏi và khó thở do suy tim. Người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc chứng rung tâm nhĩ càng cao. Vì vậy, nếu người bệnh gặp phải các triệu chứng trên cần đến ngay bác sĩ tim mạch để khám để phát hiện sớm. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ góp phần rất lớn vào việc điều trị bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán rung nhĩ
Bệnh rung nhĩ không hình thành do 1 nguyên nhân cụ thể mà bao gồm nhiều nguyên nhân hoặc các yếu tố khác kết hợp với nhau tạo thành bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra rung nhĩ như:
- Sau phẫu thuật tim;
- Tăng huyết áp;
- Bệnh van tim;
- Bệnh tim bẩm sinh;
- Bệnh cơ tim;
- Bệnh mạch vành tim;
- Bệnh phổi mạn tính;
- Cường giáp;
- Nhiễm siêu vi;
- Bệnh nhân bị suy tim;
- Ngưng thở khi ngủ;
- Viêm màng ngoài tim.
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì một số yếu tố phụ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Béo phì: Tình trạng thừa cân kết hợp với nguyên nhân bệnh lý dễ gây ra bệnh rung nhĩ.
- Uống rượu: Uống nhiều rượu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiền sử ở gia đình có người bị rung nhĩ.
Để chẩn đoán và phát hiện rung nhĩ, các bác sĩ xem xét bệnh sử của bệnh nhân, các triệu chứng nghi ngờ rung nhĩ cũng như tiền sử bệnh gia đình. Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm tim mạch để hỗ trợ chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm bổ sung, bao gồm:
- Điện tâm đồ thường quy (ECG);
- Nhật ký điện tim (Holter ECG);
- Máy ghi sự kiện nhịp tim.
Các phương pháp điều trị thay thế thuốc cho rung nhĩ
Để điều trị rung nhĩ, thông thường người bệnh phải sử dụng thuốc thường xuyên. Tuy nhiên việc dùng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng, nhất là ở người cao tuổi có nhiều bệnh nền.
Với sự phát triển của y học, hiện nay đã có một vài ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị. Những phương pháp điều trị thay thế thuốc cho rung nhĩ được đánh giá mang lại nhiều thuận lợi cho người bệnh.
Điều trị rung nhĩ bằng kỹ thuật áp lạnh
Điều trị rung nhĩ bằng kỹ thuật áp lạnh là phương pháp mới nhất hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một quả bóng nhỏ luồn vào từ động mạch bẹn đến lối vào của mỗi tĩnh mạch phổi. Khi quả bóng đã đến đúng vị trí cần thiết, triển khai làm lạnh quả bóng đến nhiệt độ lý tưởng. Sau vài phút, quả bóng lạnh này sẽ đóng băng các mô tim và ngăn các tín hiệu bất thường từ tĩnh mạch phổi và giúp nhịp tim duy trì bình thường.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm bầu 12 tuần có cần nhịn ăn không?
Như vậy, chỉ với vài phút điều trị thì tình trạng rung nhĩ sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên kỹ thuật này không chỉ định cho toàn bộ bệnh nhân. Người bệnh rung nhĩ cần phải thăm khám để xác định xem có phù hợp sử dụng phương pháp này không. Sau thủ thuật, bệnh nhân chỉ cần ở viện theo dõi khoảng 1 ngày và không cần phải dùng thuốc điều trị rung nhĩ. Người bệnh lưu ý cần tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi tình trạng sau điều trị.
Đốt rung nhĩ bằng sóng cao tần
Sau khi đánh giá sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, các bác sĩ xây dựng kế hoạch và chiến lược điều trị để đảm bảo an toàn từng bước trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ rung nhĩ. Bước quan trọng nhất của đốt rung nhĩ bằng sóng cao tần là lập bản đồ giải phẫu điện học buồng tim 3D để xác định vị trí của 4 tĩnh mạch phổi. Sau khi lập xong bản đồ, bác sĩ sử dụng máy triệt đốt bằng sóng cao tần và máy kích thích điện sinh lý tim để triệt đốt rung nhĩ.
Điều trị rung nhĩ bằng phẫu thuật
Đối với những trường hợp nặng mà thuốc không có hiệu quả hoặc không có sẵn, phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Các bác sĩ rạch một đường nhỏ ở tâm nhĩ để ngăn chặn các xung điện bất thường xảy ra, từ đó kiểm soát tình trạng rung tâm nhĩ và rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, đây là phẫu thuật tim hở nên vẫn có những rủi ro nhất định.
>>>>>Xem thêm: Xạ trị ung thư não có tốt không? Một số phương pháp xạ trị ung thư não
Đặt máy tạo nhịp tim
Một cách khác để giúp kiểm soát nhịp tim khi bị rung nhĩ là đặt máy điều hòa nhịp tim. Điều trị bằng kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả đối với những bệnh nhân có nhịp tim chậm.
Những phương pháp điều trị thay thế thuốc cho rung nhĩ được chỉ định với các trường hợp không thích hợp sử dụng thuốc hoặc nên điều trị không dùng thuốc sẽ tốt hơn cho bệnh nhân. Người bị rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường nên nếu có những triệu chứng nhỏ nhất người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Giải pháp ngăn ngừa đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể