Tai biến mạch máu não là bệnh khá phổ biến hiện nay, không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn có thể xảy ra ở những người trẻ. Bệnh diễn tiến phức tạp, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não là một biện pháp không thể thiếu giúp người bệnh hồi phục các chức năng của cơ thể và trở lại nhịp sống bình thường.
Bạn đang đọc: Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm do những di chứng của bệnh để lại và tỷ lệ mắc phải ngày càng gia tăng. Trong trường hợp không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng tai biến mạch máu não nghiêm trọng ở các mức độ khác nhau, có thể dẫn đến tàn tật và thậm chí là tử vong. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, hệ thống thần kinh của con người có thể hồi phục chức năng ban đầu thông qua biện pháp phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não.
Contents
Tai biến mạch máu não là gì?
Não bộ là trung khu kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể. Để đảm bảo chức năng này được duy trì ổn định, não cần được cung cấp đầy đủ oxy từ dòng máu lưu thông khắp cơ thể.
Tai biến mạch máu não là tình trạng các mạch máu ở não (có thể là động mạch, tĩnh mạch hoặc mao mạch) bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ đột ngột mà không phải do chấn thương sọ não. Dẫn đến giảm mạnh lượng máu lên não, thiếu hụt oxy khiến các tế bào não chết dần. Nếu kéo dài có thể gây tổn thương vùng não, mất khả năng điều khiển cơ thể và nặng nhất là tử vong. Trong trường hợp được cấp cứu kịp thời, thì người bệnh cũng sẽ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như liệt tay chân, liệt nửa người, hạn chế vận động, khó khăn trong giao tiếp…
Khi cơn tai biến xuất hiện, người bệnh có thể sẽ mất đi nhiều chức năng quan trọng như chức năng vận động, chức năng nhận thức, chức năng ngôn ngữ… Theo thống kê, tai biến mạch máu não là yếu tố gây tử vong đứng thứ 2 tại Việt Nam và đứng thứ 10 trên thế giới. Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến sức khoẻ và tính mạng của con người.
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Sau tai biến mạch máu não, người bệnh sẽ được thực hiện một số bài tập hỗ trợ phục hồi, tùy thuộc vào chức năng của các bộ phận bị tổn thương và mức độ mà chức năng đó bị ảnh hưởng mà có những bài tập chuyên sâu khác nhau.
Đặt người bệnh nằm đúng tư thế
Nằm ngửa: Người bệnh nằm ngửa, kê gối mềm ở dưới vai, hông và chân của bên bị liệt.
Nằm nghiêng về bên bị liệt: Kê gối mềm từ đầu đến khớp vai, gập vai về hướng bên liệt, cánh tay bên liệt được duỗi vuông góc với thân, chân bên liệt duỗi thẳng, chân lành sẽ gập vuông góc và có kê gối để nâng chân lành, trục cơ thể thẳng.
Nằm nghiêng về bên lành: Gập vai bên lành và cánh tay lành được thả lỏng. Chân lành để duỗi tự nhiên, chặn gối mềm sau lưng. Tay liệt được nâng đỡ bằng gối mềm, chân liệt đặt ở tư thế gập nhẹ, có gối mềm kê bên dưới.
Lăn trở mình thường xuyên đề phòng loét do tỳ đè
Khi nằm lâu ở một tư thế có thể khiến người bệnh bị ê mỏi, khó chịu, thậm chí có thể gây loét vùng bị tỳ đè. Vì vậy nên hướng dẫn để người bệnh có thể tự lăn trở mình phòng ngừa loét tỳ đè, nếu khó khăn có thể nhờ người nhà trợ giúp.
- Lăn sang bên liệt: Nâng tay, chân lành lên và hướng về phía bên liệt, sau đó xoay thân mình nhẹ nhàng sang bên liệt.
- Lăn sang bên lành: Đan tay lành vào tay liệt, gập chân liệt co nhẹ. Sau đó, dùng lực của tay lành để kéo tay liệt sang phía tay lành và đẩy hông người bệnh sang bên lành.
Di chuyển từ giường sang ghế (xe lăn) và ngược lại
Để di chuyển người bị liệt lên ghế hoặc xe lăn, đầu tiên cho người bệnh ngồi ở mép giường, lựa chọn ghế cao bằng mặt giường và cạnh ghế (xe lăn) để sát bên phía liệt. Đỡ bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường và xoay bên liệt để ngồi xuống xe lăn hoặc ghế.
Tìm hiểu thêm: Khó ngủ nên làm gì? Cách cải thiện khó ngủ không dùng thuốc
Tập đứng dậy
Khi mới tập đứng dậy, người bệnh thường có xu hướng đứng trụ bằng chân lành. Tuy nhiên, tốt nhất là nên tập cho người bệnh đứng dồn trọng lực đều ở hai chân, để quá trình phục hồi tốt hơn. Lúc đầu gặp nhiều khó khăn, có thể sử dụng nạng để hỗ trợ.
Tập thăng bằng đứng
Để đi được, người bệnh phải đứng và giữ thăng bằng được. Đầu tiên, cho người bệnh tập đứng bằng thanh song song trước. Khi đã đứng tốt, nên cho người bệnh tập động tác với tay sang hai bên, rồi cúi xuống nhặt vật dưới đất. Tập hàng ngày đều đặn có thể giúp người bệnh đứng vững hơn.
Tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày
Để hồi phục các chức năng sau tai biến mạch máu não, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, có thể tự thực hiện các hoạt động chăm sóc bản thân dưới sự trợ giúp của gia đình như vệ sinh cá nhân, ăn uống, thay quần áo, đi vệ sinh…
Ở giai đoạn sau, khi người bệnh đã có thể cử động nhẹ nhàng trở lại. Tuy nhiên sau thời gian dài ít vận động, các cơ có thể sẽ bị co cứng, vì vậy người bệnh cần thực hiện thêm các bài tập giúp hồi phục cơ chẳng hạn như bài tập vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp, tập duy trì đúng tư thế, có thể dùng nẹp chỉnh hình để giữ đúng tư thế, kéo dãn cổ tay, cổ chân bị liệt, tập di chuyển độc lập. Bên cạnh đó cũng có thể cho người bệnh tập kết hợp với các dụng cụ chuyên dụng như: Ròng rọc hoặc thanh gỗ để tập khớp vai, tạ hoặc bao cát để tập sức mạnh cho cơ…
Để đảm bảo quá trình phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não diễn ra thuận lợi, đúng cách và vẫn đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, người nhà có thể cân nhắc lựa chọn các cơ sở vật lý trị liệu uy tín và đáng tin cậy.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý mẹo kiểm soát bệnh viêm phổi mùa đông hiệu quả
Một số lưu ý khi phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Nhằm ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não hoặc tái phát bệnh, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, thức khuya, thói quen ăn mặn, ăn uống không điều độ…
- Điều trị các bệnh là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu…
- Sau tai biến, cần phục hồi chức năng toàn diện càng sớm càng tốt và tuỳ theo tiến triển của bệnh mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Ở giai đoạn cấp, việc chăm sóc và phục hồi đóng vai trò cực kỳ quan trọng, phòng ngừa các biến chứng như viêm phổi, thuyên tắc mạch do nằm lâu, tập giữ đúng tư thế để giảm thiểu cứng khớp hay biến dạng khớp, tập duy trì các hoạt động sinh hoạt hằng ngày…
- Vị trí nằm của người bệnh nên để bên liệt hướng ra bên ngoài phòng để bên liệt có thể tiếp xúc, cử động nhiều, tránh trường hợp bỏ quên phía cơ thể bị liệt.
Việc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não tùy thuộc vào mức độ bị liệt, sức khỏe của người bệnh… Để hỗ trợ quá trình phục hồi, nên ưu tiên vận động bên chân, tay bị liệt nhiều hơn và bên phía cơ thể lành cũng nên được vận động thường xuyên để duy trì trương lực cơ. Bên cạnh việc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng thì những người thân cũng cần phải biết cách chăm sóc cho người bệnh tai biến mạch máu não như cách vệ sinh cơ thể người bệnh, cách di chuyển và vận động cho người bệnh, lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp để giúp bệnh nhân tai biến mạch máu não hồi phục tốt hơn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể