Khó ngủ nên làm gì? Cách cải thiện khó ngủ không dùng thuốc

Khó ngủ là tình trạng nhiều người gặp phải, có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan đến từ người bệnh. Vậy khi bị khó ngủ nên làm gì để cải thiện? Thông tin giải đáp câu hỏi trên sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Khó ngủ nên làm gì? Cách cải thiện khó ngủ không dùng thuốc

Khó ngủ khiến chất lượng giấc ngủ đi xuống, cơ thể không được nghỉ ngơi đủ dẫn đến mệt mỏi, uể oải và tinh thần kém vào sáng hôm sau. Để biết khó ngủ nên làm gì, Kenshin mời bạn tham khảo ngay bài viết sau.

Khó ngủ, mất ngủ là gì và nguyên nhân do đâu?

Trước khi giải đáp thắc mắc khó ngủ nên làm gì, bạn cũng cần biết thế nào là khó ngủ và nguyên nhân nào gây khó ngủ để qua đó, xử lý dứt điểm tình trạng này. Khó ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Khi bị khó ngủ, bạn khó có được giấc ngủ ngon và tinh thần dễ mệt mỏi hơn.

Khó ngủ nên làm gì? Cách cải thiện khó ngủ không dùng thuốc 1

Khó ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, có thể gặp ở mọi đối tượng

Theo các nghiên cứu mở rộng về khó ngủ nói riêng và chứng rối loạn giấc ngủ nói chung, có đến hơn 80 kiểu rối loạn giấc ngủ khác nhau, trong đó phổ biến, thường gặp nhất là cách dạng rối loạn như:

  • Mất ngủ: Tình trạng này khiến bạn không thể đi vào giấc ngủ và không ngủ được sâu giấc, mất ngủ cũng là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến hàng đầu.
  • Ngưng thở khi ngủ: Rối loạn hô hấp, ngưng thở khi ngủ thường thấy ở người mệt mỏi, thời gian mỗi lần ngưng thở có thể lên đến 10 giây.
  • Hội chứng chân không yên: Chứng rối loạn giấc ngủ hội chứng chân không yên khiến chân người bệnh có cảm giác ngứa râm ran như kim châm ở chân mỗi khi ngủ.

Nguyên nhân dẫn đến khó ngủ khá đa dạng, có thể đến từ thói quen sinh hoạt hoặc bệnh lý. Khảo sát diện rộng chỉ ra những tác nhân hàng đầu gây khó ngủ bao gồm:

  • Bệnh lý về tim mạch và bệnh phổi, rối loạn thần kinh, các cơn đau cơ, đau nhức toàn thân.
  • Bệnh tâm thần như trầm cảm, lo lắng,…
  • Các loại thuốc chữa bệnh có thể gây khó ngủ, mất ngủ.
  • Di truyền cũng có thể là yếu tố tăng nguy cơ bị khó ngủ.
  • Khó ngủ không rõ nguyên nhân với tần suất thấp và không kéo dài.
  • Ảnh hưởng bởi cafein hoặc đồ uống có cồn gây khó ngủ.
  • Thường xuyên làm việc vào ca đêm khiến có thể quen dần với nhịp sinh học mới.
  • Lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến người lớn tuổi dễ bị khó ngủ, mất ngủ mãn tính và giấc ngủ ngắn, không sâu giấc.

Khó ngủ nên làm gì? Gợi ý cách chữa khó ngủ nhanh

Khó ngủ nên làm gì là câu hỏi thường gặp. Tình trạng này hiện nay có thể thấy ở mọi đối tượng, từ học sinh, sinh viên đến người đã đi làm, người lớn tuổi,… đều có thể bị khó ngủ do nhiều nguyên nhân mất ngủ khác nhau.

Vậy khi khó ngủ nên làm gì để dễ ngủ hơn và tránh mệt mỏi vào sáng hôm sau? Những cách cải thiện chất lượng giấc ngủ không cần đến thuốc dưới đây sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn mỗi tối đấy.

Sử dụng tinh dầu

Khó ngủ nên làm gì? Liệu pháp xông tinh dầu và cách rất tốt để cải thiện giấc ngủ, giúp cơn buồn ngủ đến nhanh hơn và tinh thần thoải mái, thư thái hơn khi chuẩn bị đi ngủ.

Các loại tinh dầu giúp ngủ ngon bạn có thể chọn dựa trên yếu tố hương thơm dịu nhẹ, thư giãn, tránh mùi nồng gắt hóa học ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Một số loại tinh dầu ngủ ngon thường dùng là tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm, hoa cúc la mã,…

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và triệu chứng suy hô hấp cấp giảm oxy

Khó ngủ nên làm gì? Cách cải thiện khó ngủ không dùng thuốc 2
Khó ngủ nên làm gì? Tinh dầu thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng khó ngủ

Tập yoga cải thiện khó ngủ

Tập luyện đều đặn các động tác yoga giúp tăng cường lưu thông máu, giảm stress, lo lắng, thư giãn tinh thần rất hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu, việc tập yoga trên 3 buổi/tuần có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc tỉnh giấc giữa đêm. Ngoài giấc ngủ, yoga cũng là cách rất tốt để hỗ trợ sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi đấy.

Uống sữa ấm

Khó ngủ nên làm gì? Khi bị khó ngủ bạn hãy uống một cốc sữa ấm để cải thiện nhé, đây là cách để tăng cường giấc ngủ rất hiệu quả đấy. Sữa ấm có thể bổ sung nhiều canxi cho cơ thể, tăng sản sinh hormone melatonin đưa bạn vào giấc ngủ nhanh hơn, điều hòa trạng thái cơ thể khi đang ngủ.

Khó ngủ nên làm gì? Hãy ăn thực phẩm gây buồn ngủ

Nếu đột nhiên cảm thấy khó ngủ, trằn trọc không ngủ được bạn có thể ăn một số thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ như chuối, súp bơ đậu phộng, bánh quy phô mai,… để bổ sung carbohydrate cho cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều vì dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, tức bụng,…

Nghe nhạc thư giãn tinh thần

Khi áp dụng những biện pháp trên mà không thấy hiệu quả, bạn hãy mở một vài bản nhạc thư giãn để dễ ngủ hơn nhé. Âm nhạc khiến tinh thần thoải mái hơn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, stress,… và tạo tinh thần thoải mái, thư giãn để đi vào giấc ngủ.

Chế độ ăn cải thiện chất lượng giấc ngủ

Bên cạnh việc quan tâm đến việc khó ngủ nên làm gì, bạn cũng có thể tăng cường thêm các thực phẩm giúp ngủ ngon trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là bữa tối để cải thiện lâu dài, hiệu quả. Dưới đây là một số thực phẩm giúp ngủ ngon người thường xuyên khó ngủ nên ăn.

  • Hạt óc chó: Hạt óc chó có chứa nhiều vitamin, axit béo tự nhiên cùng hàm lượng protein, chất khoáng cao, đặc biệt là tryptophan có hiệu quả trong việc an thần, ngủ ngon, dễ ngủ hơn.
  • Rau diếp: Một số nghiên cứu về dinh dưỡng chứng minh rau diếp có chứa một số thành phần an thần từ tự nhiên giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn. Món salad rau diếp ăn vào bữa tối là cách rất tốt để cải thiện tình trạng khó ngủ đấy.
  • Kiwi: Khó ngủ nên làm gì? Bạn có thể bổ sung thêm kiwi vào bữa ăn hàng ngày, nhất là bữa tối để phòng tránh hiện tượng khó ngủ vào ban đêm. Kiwi bổ sung thêm vitamin C, E và serotonin, folate rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng khó ngủ, mất ngủ.

Khó ngủ nên làm gì? Cách cải thiện khó ngủ không dùng thuốc 3

>>>>>Xem thêm: Cách nhận biết và chăm sóc da hỗn hợp thiên khô

Kiwi giúp bổ sung vitamin và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Khi bị khó ngủ mà không biết khó ngủ nên làm gì, bạn hãy áp dụng những cách nêu trên để dễ ngủ hơn mà không cần uống thuốc ngủ, thuốc an thần. Việc lạm dụng thuốc ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và trí nhớ, tăng nguy cơ trầm cảm, stress,…

Xem thêm:

  • Mách bạn 5 cách tự nhiên chống mất ngủ
  • Cách ngủ lại sau khi thức giấc đơn giản, hiệu quả

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *