Phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh thế nào?

Mùa lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột lạnh dễ làm cho các mạch máu co lại, thành mạch phình vỡ ra, gây đột quỵ. Thêm vào việc trời lạnh nhiều người thường ít vận động, dẫn tới tăng cân cũng là yếu tố làm nguy cơ đột quỵ.

Bạn đang đọc: Phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh thế nào?

Đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Do đó, nếu được phòng ngừa và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ được cứu sống và tránh những di chứng nặng nề.

Mối quan hệ giữa bệnh đột quỵ và mùa lạnh

Vào mùa đông, huyết áp của con người thường tự động tăng lên vì vậy có thể làm tình trạng bệnh ở những người bị cao huyết áp và tim mạch nghiêm trọng hơn. Thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho những người có tiền sử bệnh đột quỵ và ngừng tim.

Vì khi ở trong môi trường quá lạnh hoặc quá nóng, cơ thể con người sẽ tự động có những điều chỉnh sinh lý nhất định để duy trì ổn định thân nhiệt. Nhưng các điều chỉnh bình thường này lại có thể trở thành thách thức đối với những người tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ đột quỵ. Cụ thể, thay đổi nhiệt độ có thể khiến cho:

  • Nhịp tim tăng lên;
  • Tăng huyết áp cao;
  • Trái tim phải làm việc cật lực hơn;
  • Tăng khuynh hướng đông máu trong lòng mạch.

Phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh thế nào? 1Nhiệt độ môi trường thấp, nên cơ thể phải điều chỉnh nhiệt để giữ ấm cơ thể, dễ gây bệnh về tim mạch.

Đối với bệnh nhân có vấn đề về mạch vành, trời lạnh có thể dẫn tới việc thiếu máu cục bộ ở tim do cơ tim bị thiếu Oxi, gây các cơn đau thắt ngực, thậm chí là cơn đau tim cấp.

Vào mùa lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột còn có thể ảnh hưởng tới những người bị suy tim, khiến các triệu chứng đang ổn định sẽ đột ngột tiến triển xấu, tăng nguy cơ nhập viện và thậm chí là tử vong nếu không cứu chữa kịp thời.

Còn những người bệnh đang đối mặt với tình trạng tăng huyết áp, thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể làm chỉ số huyết áp càng cao hơn, dễ gây ra các biến chứng tim mạch và dẫn đến đột quỵ.

Đặc biệt, ở người già khả năng miễn dịch và sức chịu đựng cơ thể đã kém, mạch máu giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn, máu tăng độ quánh do tăng cholesterol. Đồng thời việc giảm enzyme tiêu hủy sợi huyết, lòng mạch bị thu hẹp, máu hay bị kết vón và lưu lượng máu qua não giảm đến 1/5 so với thông thường nên rất khó thích nghi kịp với những thay đổi nóng lạnh bất thường của thời tiết.

Những người có tiền sử huyết áp cao, thành mạch máu thoái hóa dày lên, sẽ làm rối loạn tuần hoàn não. Khi gặp thay đổi đột ngột thời tiết từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, từ ấm sang lạnh và làm tăng huyết áp, khiến mạch máu bị thắt lại. Mạch máu khi bị biến dạng sẽ dẫn tới tình trạng phình động mạch chủ cơ thể và gây đột quỵ.

Phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh thế nào?

Việc phòng ngừa tình trạng đột quỵ cần được chú ý quan tâm đúng mức, nhất là khi trời lạnh, có sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Các bác sĩ khuyên những người có nguy cơ đột quỵ cao nên làm những điều sau:

Hạn chế tiếp xúc với lạnh

Tránh ở ngoài trời quá lâu trong thời tiết lạnh. Nếu phải ra ngoài, hãy chú ý mặc ấm, nhiều lớp quần áo, che kín vùng đầu và bàn tay, đi tất và mang giày ấm.

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp cùng chuyên gia: Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai?

Phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh thế nào? 2Luôn giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông để phòng đột quỵ.

Kiểm soát bệnh lý tim mạch

Những người bị các chứng bệnh tim, mạch, huyết áp cũng nên phòng ngừa các chủng virus cúm. Kiểm soát huyết áp, cần phải thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng và uống thuốc điều trị liên tục.

Kiểm soát đường huyết bởi nguy cơ bị đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường. Kiểm soát cholesterol trong máu bằng chế độ ăn thích hợp (kiêng mỡ, các loại dầu ăn và các thức ăn giàu cholesterol). Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định bác sĩ có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Không hoạt động thể lực quá sức

Đừng cố gắng vận động quá gắng sức trong thời tiết lạnh. Kể cả việc đi bộ nhanh hơn bình thường, kết hợp với hứng toàn bộ gió lạnh thổi vào mặt và cơ thể, cũng được đánh giá là gắng sức. Thậm chí, chỉ ngồi yên ở ngoài trời quá lạnh cũng thúc đẩy bên trong cơ thể chúng ta phải hoạt động nhiều hơn bình thường nhằm giữ cho thân nhiệt luôn được ổn định.

Phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh thế nào? 3

>>>>>Xem thêm: Người bị bệnh cảm cúm cần chăm sóc như thế nào để nhanh chóng khỏi bệnh?

Thể dục nhẹ nhàng mùa đông, không gắng sức để giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tăng cường các thói quen tốt

  • Tăng cường hoạt động thể lực sẽ giúp cải thiện tình trạng tim mạch và cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì, tăng huyết áp…
  • Bạn nên tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày (trừ trường hợp đang có bệnh nặng hoặc hạn chế cử động). Tránh stress, căng thẳng trong cuộc sống và thay đổi chế độ ăn nhạt để tốt cho tim mạch và huyết áp cũng góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi hàng ngày, không sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn (chẳng hạn như không dùng mỡ heo để chiên, không ăn thịt mỡ, tóp mỡ, mỡ hành…).

Thanh Hoa

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *