Tiêm phòng viêm gan B là cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, rất nhiều người tiêm phòng vắc xin viêm gan B muộn do quên lịch hoặc một số lý do khác. Vậy, tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Trẻ em tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không?
Viêm gan B là bệnh lây nhiễm do virus HBV gây ra tình trạng viêm tế bào gan cấp hoặc mãn tính. Người mắc viêm gan B có thể biến chứng xơ gan, ung thư gan. Đáng chú ý, viêm gan B rất dễ lây lan qua đường mẹ sang con, quan hệ tình dục, đường máu…
Do đó, cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm chính là tiêm phòng viêm gan B. Vắc xin viêm gan B có hiệu quả bảo vệ lên tới 98%, đồng thời giúp tạo kháng thể phòng bệnh kéo dài từ 10 – 20 năm. Trẻ sơ sinh được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng viêm gan B mũi 1 ngay trong 24 giờ đầu tiên sau sinh. Tuy nhiên, một số trẻ chưa đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe hoặc những trẻ quên lịch tiêm thì tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không, hãy cùng Kenshin giải đáp nhé.
Contents
Tiêm phòng viêm gan B có cần thiết không?
Người bị nhiễm viêm gan B có thể không có triệu chứng, hoặc triệu chứng rất nhẹ nên khó phát hiện. Một số trường hợp bệnh nặng hơn có thể xuất hiệu nôn, sốt, vàng da kéo dài. Thậm chí, họ phải mang virus suốt đời và có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, những người xung quanh có tiếp xúc rất dễ mắc bệnh nếu không được tiêm phòng viêm gan B đầy đủ.
Để biết tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu lợi ích của vắc xin này đối với sức khỏe. Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ từ khi mới sinh giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh.
Ai cũng đều có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B trong suốt cuộc đời. Đặc biệt, các đối tượng mắc bệnh mạn tính, người có nguy cơ nhiễm trùng cao do lối sống, môi trường sống… được khuyến cáo không nên tiêm phòng viêm gan B muộn.
Bên cạnh đó, vắc xin viêm gan B còn giúp phòng ngừa hiệu quả biến chứng ung thư gan, xơ gan, suy gan…
Phác đồ tiêm tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ em gồm mấy mũi?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với viêm gan B. Do đó, với những người chưa nhiễm, tiêm phòng viêm gan B được coi là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Việc tiêm phòng viêm gan B được khuyến cáo áp dụng thường quy ngay khi trẻ mới sinh.
Tìm hiểu thêm: Test kháng nguyên là gì? Những điều cần lưu ý
Tất cả trẻ sơ sinh đều được tiêm chủng 1 mũi vắc xin viêm gan B trong 24 giờ sau khi sinh. Trường hợp, mẹ bị nhiễm viêm gan B, trẻ cần tiêm 1 mũi huyết thanh kháng viêm gan B song song với mũi vắc xin thường quy. Huyết thanh này sẽ có tác dụng tạo miễn dịch thụ động kết hợp vắc xin tái tổ hợp để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ.
Thông thường, phác đồ tiêm viêm gan B sẽ gồm 3 mũi như sau:
- Mũi 1: Tiêm mũi vắc xin viêm gan B đầu tiên, tốt nhất là khi trẻ mới sinh trong 24 giờ đầu.
- Mũi 2: Sau tối thiểu 1 tháng từ mũi tiêm đầu tiên.
- Mũi 3: Sau tối thiểu 2 tháng từ mũi đầu tiên và cách tối thiểu 1 tháng sau mũi tiêm thứ 2.
- Mũi nhắc lại: Tiêm cách ít nhất 1 năm từ mũi thứ 3.
Tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không? Ảnh hưởng đến hiệu quả phòng bệnh như thế nào?
Mặc dù hiểu rõ sự cần thiết của việc tiêm vắc xin viêm gan B, tuy nhiên không phải trẻ nào cũng được tiêm vắc xin đúng lịch. Việc tiêm phòng viêm gan B muộn có thể xảy ra do bố mẹ quên lịch, do trẻ không đủ điều kiện sức khỏe như sinh non, đang mắc một số bệnh lý…
Những trường hợp trì hoãn tiêm vắc xin viêm gan B
Một số trường hợp trì hoãn tiêm vắc xin viêm gan B gồm trẻ sinh non dưới 2kg. Trẻ sẽ được tiêm bổ sung mũi đầu tiên khi được 1 tháng tuổi hoặc ngay khi bé xuất viện.
Tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Theo các chuyên gia y tế, vắc xin viêm gan B nên được tiêm càng sớm càng tốt. Việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B muộn có thể tăng nguy cơ nhiễm virus HBV ở trẻ. Đặc biệt là những trẻ có nguy cơ cao như sống trong gia đình có người mắc bệnh, tiếp xúc với huyết thanh người bệnh…
Nên làm gì khi bỏ lỡ lịch tiêm viêm gan B?
Đối với trường hợp trẻ đã tiêm một mũi viêm gan B nhưng quên lịch thì có thể tiêm bổ sung mà không cần tiêm lại mũi đầu tiên. Bố mẹ nên cho trẻ đi tiêm bổ sung càng sớm càng tốt để cơ thể hoàn thiện miễn dịch.
>>>>>Xem thêm: Các bất thường khớp nối sọ-cổ: Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị
Để tránh gặp phải tình trạng tiêm phòng viêm gan B muộn, ba mẹ nên theo dõi lịch tiêm của trẻ. Bên cạnh đó, cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cân bằng, vận động hợp lý để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, hạn chế dùng chung đồ dùng với người có nguy cơ cao để tránh lây nhiễm.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm gan B và phác đồ tiêm cho trẻ em. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không?”. Nếu bạn chưa nhiễm bệnh và chưa tiêm vắc xin này, hãy nhanh chóng đi tiêm để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Xem thêm:
- Viêm gan B tiêm mấy mũi và gồm những loại nào?
- Viêm gan B có lây không? Con đường lây nhiễm và cách phòng ngừa
- Góc hỏi đáp: Bệnh viêm gan B có di truyền không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể