Theo các bác sĩ gia đình, sức khỏe thể chất và tinh thần kém của thai nhi khi sinh ra cũng là một trong những hậu quả xấu từ thói quen sinh hoạt và ăn uống của mẹ trong quá trình mang thai. Vì thế mẹ cần tránh những thói quen xấu dưới đây.
Bạn đang đọc: Những thói quen xấu bạn cần tránh khi mang thai
Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai, vì thế những thói quen sinh học của mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Bà mẹ mang thai cần tránh những thói quen sau để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con.
Contents
Xoa bụng khi mang thai
Bạn không nên xoa bụng quá thường xuyên khi mang thai
Nhiều thai phụ thích xoa bụng khi mang thai để giao tiếp với con, cảm nhận thai đang lớn từng ngày. Ngoài ra mẹ còn dùng thêm nhiều loại kem massage vùng bụng để giảm rạn da. Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng nó lại gây tác động đến thành bụng, nếu thực hiện liên tục trong thời gian này và tác động mạnh có thể làm động thai do tử cung bị co lại. Vì thế bạn không nên xoa bụng, vỗ bụng quá lâu và quá nhiều lần trong ngày, đặc biệt với những phụ nữ từng bị động thai, sảy thai.
Đồ chật khiến bụng bầu của mẹ khó chịu
Thai nhi trong bụng mẹ phát triển từng ngày khiến cho bụng mẹ ngày càng to ra, vòng bụng trở nên lớn hơn nhiều. Mặc đồ quá chật hoặc không co dãn sẽ khiến cho vòng bụng của mẹ bị o ép gây khó chịu, bức bối, vì vòng bụng của mẹ lớn lên từng ngày do sự phát triển của thai nhi. Mặc đồ chật, bó sát khiến cho khí huyết của mẹ bầu không được lưu thông làm xảy ra hiện tượng bị phù nề, đặc biệt là ở chân.
Ngoài ra khi mang thai thì hoạt động trao đổi chất trong cơ thể của bà bầu diễn ra mạnh hơn, cơ thể bài tiết nhiều nhờn và mồ hôi. Nếu mặc đồ quá chật và không thấm hút mồ hôi sẽ khiến mẹ bị bí bách, có mùi cơ thể khó chịu hơn. Ngoài ra đồ lót chật chội, bó sát vùng bụng sẽ khiến cho buồng ối của mẹ giảm phát triển, không thể đảm bảo việc cung cấp đủ lượng oxy cho cả mẹ và thai nhi dẫn đến sự phát triển của con cũng bị ảnh hưởng.
Nằm ngủ không đúng cách
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn chuyển dạ: Nhận biết và theo dõi để giảm thiểu biến chứng
Mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ sẽ làm một phần trong lượng cơ thể đè lên cột sốngMẹ bầu nằm ngửa khi ngủ sẽ làm một phần trong lượng cơ thể đè lên cột sống, cơ lưng, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và làm cản trở sự lưu thông máu trở lại tĩnh mạch chủ, dẫn đến đau lưng, bệnh trĩ và suy tuần hoàn trong khi ngủ.
Nằm ngủ úp hoặc ngửa còn có thể khiến mẹ tụt huyết áp, khó chịu, chóng mặt từ đó giảm lượng máu đến nhau thai, gây chậm nhịp tim của thai nhi. Ngoài ra tư thế này cũng khiến mẹ khó chịu trong khi phải duy trì tư thế nằm ngửa, có thể gây tăng cân và có thể dẫn đến chứng ngưng thở trong lúc ngủ ở phụ nữ mang thai.
Ăn uống không đủ hoặc không đúng bữa
Theo các bác sĩ tư vấn, trong thời gian mang thai nếu mẹ ăn uống thiếu cân bằng, không đủ chất hoặc dư thừa sẽ khiến cơ thể không dung nạp được gây ảnh hưởng đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa, đồng thời cũng không tốt với sự hình thành sở thích ăn uống của bé.
Bỏ ăn sáng, ăn không đúng giờ, ăn quá khuya khiến cho các cơ quan tiêu hóa bị tổn thương nghiêm trọng, hoạt động không ổn định, làm cơ thể thiếu hụt những vi chất cần thiết như vitamin A, C, E, sắt, canxi và axit folic có thể gây dị tật thai nhi, dị tật ống thần kinh.
Việc ăn uống thất thường có khả năng làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch vốn đang suy yếu của mẹ, khiến mẹ dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, kể cả các bệnh tự miễn. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
Thức khuya, ngủ sớm, không có đủ thời gian nghỉ ngơi
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp tái phát: Biến chứng và cách điều trị
Mẹ thức khuya, ngủ muộn ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của trẻMẹ thức khuya, ngủ muộn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của trẻ, vốn được thiết lập từ khi còn là bào thai. Đi ngủ muộn còn khiến sức khỏe của mẹ bị suy giảm, có thể làm tăng tình trạng căng thẳng, cáu gắt vào buổi sáng. Điều này sẽ thể truyền đến bé qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến tính cách của trẻ khi sinh ra. Nếu mẹ bầu thường xuyên buồn bã thì đứa trẻ sau này sinh ra chắc chắn sẽ vui vẻ hoạt bát và cũng buồn như mẹ.
Vận động thể lực quá mạnh hoặc quá quá ít vận động
Vận động trong khi mang thai sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng hơn, nhưng vận động quá nhiều như làm việc nặng, làm việc liên tục trong thời gian dài khi mang thai có thể gây áp lực cho vùng chậu và bụng, có thể gây ra máu khi mang thai, sinh non, sảy thai.
Tuy nhiên việc ít vận động cũng khiến cho trẻ sinh ra kém phát triển, em bé cũng sẽ lười biếng, kém phát triển trí não. Khi mẹ làm việc, suy nghĩ đầu óc hay vận động chân tay thì em bé đều cảm nhận được và đó như sợi dây vô tình kết nối hai mẹ con. Việc vận động đúng cách khi mang thai ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé, vì thế mẹ nên chọn chế độ vận động sao cho phù hợp nhất với sức khỏe cũng như điều kiện sống của mình.
Dùng mỹ phẩm không phù hợp
Dùng nhiều mỹ phẩm khi mang thai hoàn toàn cho sức khỏe của mẹ, mặc dù một số mẹ bầu khi mang thai vẫn phải đi làm, giao tiếp với xã hội. Mỹ phẩm nhiều hóa chất, son môi nhiều gì, thuốc nhuộm tóc chứa nhiều chất hóa học rất độc khác có thể gây hỏng thai, gây tổn thương cơ quan sinh dục của trẻ sơ sinh, đặc biệt là bé trai.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể