Nhiều cha mẹ hoang mang, lo lắng khi không có kinh nghiệm và hiểu biết về cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ em. Các thông tin hữu ích sau sẽ giúp phụ huynh bình tĩnh hơn khi trẻ nhỏ trở thành F0.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về cách chăm sóc và điều trị F0 tại nhà cho trẻ em
Trẻ em khi nhiễm virus SARS-CoV-2 nếu như có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, không bệnh nền, béo phì thì sẽ được cách ly điều trị tại nhà.
Thế nhưng, nhiều phụ huynh vẫn lo lắng không biết cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ em là như thế nào? Có an toàn không? Chế độ dinh dưỡng cho trẻ F0 ra sao? Trẻ mắc bệnh Covid-19 sẽ phải uống những loại thuốc gì? Cha mẹ có thể tham khảo bài viết này để có thể chăm sóc bé đúng cách khi trẻ nhiễm bệnh và cách ly tại nhà.
Contents
Điều kiện để các F0 là trẻ em cách ly tại nhà?
Trẻ em có sức đề kháng mạnh, hệ miễn dịch tốt đi cùng khả năng tự hồi phục nhanh chóng. Vì thế, phần lớn trẻ nhỏ khi nhiễm virus SARS-CoV-2 và có kết quả dương tính thường sẽ không có triệu chứng bệnh, hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ như ho, sốt, đau đầu, nghẹt mũi, mất mùi vị,…
Theo quy trình tiếp nhận bệnh nhân điều trị Covid-19 tại các bệnh viện do Bộ y tế ban hành, trẻ em F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được cách ly và theo dõi điều trị tại nhà.
Trẻ nhỏ nhiễm Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được cách ly điều trị tại nhà
Các trường hợp khác như trẻ có bệnh lý nền, trẻ béo phì, dư cân, mắc bệnh mãn tính,… sẽ được cơ sở y tế địa phương chuyển hồ sơ điều trị đến các bệnh viện dã chiến để cách ly và chăm sóc. Đây là nhóm đối tượng trẻ em có nguy cơ bệnh tình sẽ diễn biến trở nặng cao. Nếu như không được theo dõi kỹ lưỡng, thì khi có những sự cố bất ngờ xảy ra khi cách ly tại nhà như hạ nồng độ oxy trong máu, thở nhanh, huyết áp xuống thấp,… thì sẽ không được cấp cứu kịp thời dẫn đến nhiều hệ lụy đến sức khỏe sau này.
Cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ em
Ngay sau khi đã xác định trẻ nhỏ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và được cách ly điều trị tại nhà, cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ thuốc cho bé. Đồng thời, cần vệ sinh khử khuẩn toàn bộ nhà cửa, chăn màn, nệm chiếu,… Tránh trường hợp virus bám trên nhiều vật thể trong nhà sẽ khiến trẻ dễ bị bội nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Trầm cảm nên ăn gì và tránh ăn gì để cải thiện bệnh nhanh chóng?
Phụ huynh cần tuân thủ đúng cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ em theo hướng dẫn của nhân viên y tếTheo sự tư vấn của bác sĩ Dư Tuấn Quy – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, điều quan trọng nhất trong cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ em chính là theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của bé. Cha mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể và nồng độ oxy trong máu (SpO2) của trẻ thường xuyên.
Nếu trẻ sốt có thể dùng các loại thuốc hạ sốt như bột sủi hạ sốt Hapacol 150mg, viên đặt hậu môn hạ sốt Efferalgan 80Mg,… Trẻ bị ho thì sử dụng các siro ho thảo dược. Tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng đông mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
Đặc biệt, nếu nồng độ oxy trong máu SpO2 ≤ 95%, nhịp thở ≥ 40 lần/phút ở trẻ từ 1 dưới 5 tuổi, ≥ 30 lần/phút ở trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, trẻ co giật, tím tái, li bì không thể đánh thức,… thì bạn cần báo ngay với nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng cho F0 là trẻ em cách ly tại nhà
Nếu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, khi được chăm sóc và áp dụng cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ em đúng đắn, thì bé sẽ dần khỏi bệnh trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Để hỗ trợ bé tăng cường sức đề kháng, giúp thời gian hồi phục bệnh được rút ngắn, cha mẹ nên cho cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn của trẻ cần bổ sung nhiều đạm, nhiều rau xanh và vitamin C, hạn chế đồ ăn ngọt và mặn, uống nhiều nước mỗi ngày.
Thông thường khi bị bệnh, trẻ sẽ bị mất vị giác dẫn đến việc chán ăn, kén ăn. Nếu như không chăm sóc và bổ sung đầy đủ thực phẩm cần thiết, thì trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau khi đã khỏi bệnh. Hoặc bệnh tình có khả năng sẽ trở nặng hơn vì cơ thể không có dinh dưỡng, không thể tự tạo ra đề kháng chống lại sự tấn công của virus SARS-CoV-2.
>>>>>Xem thêm: Bệnh đa xơ cứng có di truyền không? Biểu hiện bệnh mà bạn nên biết
Phụ huynh cần bổ sung nhiều dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng của béỞ giữa các bữa ăn chính, phụ huynh có thể bổ sung thêm các bữa phụ như sữa, sữa chua, hoặc các chế phẩm làm từ sữa,… để tăng cường thêm dinh dưỡng cho trẻ. Một điều quan trọng bạn cần lưu ý là khi bị bệnh, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoạt động kém. Vì thế, khi chế biến thức ăn cho bé, bạn nên ưu tiên các món ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa.
Bên cạnh việc chăm sóc và tuân thủ đúng hướng dẫn về cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ em, phụ huynh cần dành thời gian tâm sự và trấn an bé. Bạn nên giải đáp tận tình các thắc mắc của trẻ về bệnh Covid-19 để bé không hiểu sai thông tin, dẫn đến việc bị hoảng loạn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau chùi sạch sẽ các vật dụng trong nhà, đeo khẩu trang vải cho bé trên 2 tuổi,… trong thời gian trẻ cách ly điều trị bệnh tại nhà.
Bảo Vân
Nguồn: VnExpress
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể