Trầm cảm nên ăn gì là điều được nhiều người quan tâm, đặc biệt là người có người thân, bạn bè đang điều trị trầm cảm. Thực đơn ăn uống thực tế có rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh.
Bạn đang đọc: Trầm cảm nên ăn gì và tránh ăn gì để cải thiện bệnh nhanh chóng?
Bệnh nhân trầm cảm thường có xu hướng bỏ ăn, chán ăn nên cơ thể dễ thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy nhược, sức khỏe giảm sút nhanh chóng. Để góp phần khắc phục điều này, Kenshin mời bạn cùng tìm hiểu trầm cảm nên ăn gì ngay trong bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu về bệnh trầm cảm
Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc trầm cảm nên ăn gì, bạn cũng nên hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Bệnh trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc nặng và là bệnh lý tâm thần phổ biến hàng đầu thế giới, theo số liệu thống kê từ WHO. Trung bình trong 20 người sẽ có 1 người đã hoặc đang trong các giai đoạn của bệnh trầm cảm.
Bệnh lý này hiện nay đang ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt ở người trẻ bởi cuộc sống, công việc, học tập áp lực, gánh nặng cuộc sống, suy nghĩ tiêu cực, lối sống kém lành mạnh,… Người bệnh trầm cảm có thể không tự phát hiện vấn đề của bản thân nên người nhà cần hết sức chú ý, nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để can thiệp kịp thời.
Những dấu hiệu bệnh trầm cảm thường gặp bao gồm:
- Tâm trạng thất thường và dễ cáu gắt kể cả với người thân, bạn bè, tâm lý chán nản, không muốn làm việc.
- Không còn hứng thú quan tâm đến niềm vui hay nỗi buồn của mọi người xung quanh, lãnh cảm hơn.
- Chán ăn, biểu hiện sụt cân thấy rõ, cơ thể gầy gò, xanh xao.
- Mất ngủ thường xuyên hoặc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình tỉnh giấc.
- Dễ bị kích động hoặc làm việc chậm chạp hơn, phản ứng chậm, thiếu sức sống.
- Mệt mỏi, mất năng lượng.
- Cảm thấy bất lực với các sự việc diễn ra không theo ý muốn, có xu hướng nhận lãnh trách nhiệm dù không phải do bản thân gây ra.
- Suy giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, dễ quên.
- Thường xuyên có suy nghĩ đến cái chết hoặc những việc tương tự như kết liễu cuộc sống, không còn tâm lý muốn sống.
Mức độ trầm cảm ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Đối với những triệu chứng trầm cảm phổ biến nêu trên, nếu bệnh nhân có dưới 5 triệu chứng là dưới ngưỡng bệnh trầm cảm, trên 5 triệu chứng là dấu hiệu trầm cảm nhẹ và nếu có gần hết các triệu chứng trên, bệnh có thể đã ở dạng trung bình hoặc nặng.
Giải đáp: Trầm cảm nên ăn gì?
Khi điều trị trầm cảm, các bác sĩ đều nhấn mạnh đến việc trầm cảm nên ăn gì bởi tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với người bệnh. Vì bệnh nhân bị trầm cảm thường xuyên thấy chán ăn, bỏ ăn nên thực đơn dinh dưỡng cần chú ý các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ thần kinh, não bộ và có hương vị thơm ngon để kích thích vị giác của bệnh nhân. Dưới đây là một số thực phẩm giúp bạn giải đáp câu hỏi trầm cảm nên ăn gì.
Thực phẩm giàu omega 3: Những thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá béo, rau xanh, hải sản,… đều rất tốt cho người bị trầm cảm. Theo khuyến nghị, DHA và EPA giúp bổ não, tăng cường chức năng của não bộ và thần kinh.
Chế độ ăn Địa Trung Hải: Khi không biết trầm cảm nên ăn gì tốt cho quá trình điều trị, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích người bệnh tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải. Chế độ ăn này chú trọng chất béo tốt, cắt giảm lượng đạm từ thịt. Thực phẩm thường dùng trong chế độ ăn này gồm hạt óc chó, cá hồi, hạt hạnh nhân, hạt lanh, quả bơ,…
Tìm hiểu thêm: 5+ Dấu hiệu cho thấy bé có sức đề kháng yếu mà bạn cần phải lưu ý
Rau củ quả: Người bị trầm cảm nên ăn gì? Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị trầm cảm nên bổ sung thêm nhiều rau củ quả trong chế độ ăn nhằm tăng hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể. Nhóm thức ăn này còn bổ sung thêm chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại. Những loại rau củ quả nên ăn gồm súp lơ, rau bina, đậu trắng, trái bơ, cà chua, ớt chuông,…
Ngũ cốc nguyên hạt: Theo phân tích, ngũ cốc nguyên hạt là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ, vitamin B, protein và sắt, magie,… nên rất tốt cho người bị bệnh trầm cảm. Bạn có thể dùng ngũ cốc nguyên hạt vào các bữa chính với nguồn thực phẩm như bánh mì ngũ cốc, bánh mì đen, cơm gạo lứt,…
Chuối: Nếu bạn đang phân vân không biết người bệnh trầm cảm nên ăn gì thì chuối là một lựa chọn rất tốt đấy. Chuối là thực phẩm giàu dinh dưỡng, hàm lượng vitamin và chất khoáng cao, đặc biệt là có đến 22% vitamin B6 hỗ trợ não bộ sản sinh nhiều hormone serotonin – yếu tố chữa trầm cảm hiệu quả.
Các loại đậu: Các loại đậu rất giàu axit béo và chất khoáng, vitamin tự nhiên nên có lợi đối với người bệnh trầm cảm. Ăn các loại đậu thường xuyên giúp ổn định đường huyết và tránh làm tình trạng trầm cảm trở nặng hơn do tụt đường huyết.
Bệnh nhân trầm cảm nên kiêng ăn gì?
Ngoài quan tâm trầm cảm nên ăn gì, bệnh nhân cũng cần giảm thiểu hoặc tránh hoàn toàn những thực phẩm sau đây để bệnh nhanh khỏi hơn, giảm nguy cơ biến chứng tiêu cực đến tâm lý, cảm xúc.
Bệnh nhân trầm cảm nên kiêng ăn đường: Đường không chỉ có hại cho người bình thường mà cũng được khuyến cáo giảm thiểu đối với bệnh nhân bị trầm cảm. Đường khiến cơ thể dễ bị béo phì, bệnh huyết áp, tiểu đường, và khiến tâm trạng đi xuống.
>>>>>Xem thêm: Đau buốt cơ ở cổ dưới gáy do nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng ngừa
Cà phê: Khi mới uống cà phê có thể giúp bạn phấn chấn hơn nhưng đó chỉ là phản ứng tạm thời, về lâu dài, caffeine có trong cà phê có thể khiến thần kinh bị ức chế dẫn đến dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng hơn. Ngoài ra, uống cà phê gây mất ngủ cũng không hề tốt cho việc chữa trị trầm cảm.
Đồ uống có cồn: Người bệnh trầm cảm cần tránh tuyệt đối các đồ uống có cồn bởi chúng có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn, ức chế thần kinh, gây trầm cảm. Rượu bia cũng không hề tốt cho sức khỏe của bệnh nhân.
Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Kenshin đã giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu trầm cảm nên ăn gì. Ngoài chế độ ăn uống bệnh nhân cũng cần tập luyện thêm thể dục thể thao, trò chuyện với người thân, bạn bè nhiều hơn để cải thiện tâm lý.
Xem thêm:
- Rối loạn trầm cảm tái diễn có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân trầm cảm theo mùa là gì?
- Những điều cần biết về trầm cảm ở người cao tuổi
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể