Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy cấp tính

Tiêu chảy cấp tính là tình trạng thường gặp ở bất cứ ai, đặc biệt là trẻ em có hệ tiêu hóa còn non nớt. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy cấp tính

Tiêu chảy cấp tính là gì và có thể điều trị tại nhà được không là vấn đề nhiều người thắc mắc, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Cùng tìm hiểu về tình trạng tiêu chảy cấp và phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng.

Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp là một bệnh truyền nhiễm với triệu chứng điển hình là tiêu chảy kèm theo nôn mửa, mất nước, mất cân bằng điện giải,… Nếu tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị.

Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy cấp tính 1

Tiêu chảy cấp tính là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao

Tiêu chảy cấp có thể gặp ở bất cứ ai, những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tiêu chảy cấp bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 60 tuổi.
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu như người bị suy dinh dưỡng, người bệnh ung thư đang thực hiện hóa trị và người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS.
  • Người bị viêm dạ dày mãn tính và đang sử dụng thuốc ức chế tiết axit dạ dày.
  • Người đang dùng thuốc kháng sinh mà mắc chứng rối loạn đường ruột do tác dụng phụ của thuốc.
  • Tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh đường ruột do không giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống bị ô nhiễm, sử dụng thực phẩm hư hỏng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Nhiễm vi khuẩn và vi rút có thể gây tiêu chảy khi tiếp xúc với tác nhân truyền nhiễm qua miệng hoặc phân.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp

Nhiễm trùng là nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây ra tình trạng tiêu chảy cấp. Có 3 loại nhiễm trùng thường gặp nhất bao gồm:

  • Nhiễm virus: Có nhiều loại virus gây tiêu chảy, bao gồm noro virus và rota virus. Tình trạng viêm dạ dày do virus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp.
  • Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm và gây tiêu chảy. Các vi khuẩn phổ biến gây tiêu chảy bao gồm vi khuẩn E.coli, trưc khuẩn lỵ, vi khuẩn tả,…
  • Nhiễm ký sinh trùng: Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hoặc nước uống và sống trong đường tiêu hóa của bạn. Ký sinh trùng gây tiêu chảy bao gồm cryptosporidium, isospora, cyclospora,…

Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy cấp tính 2

Vi khuẩn E.coli có thể là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp

Ngoài nguyên nhân trên, tiêu chảy cấp có thể do bị dị ứng, tác dụng phụ của một số loại thuốc, do ăn thức ăn được chế biến chưa chín hoặc thức ăn ôi thiu,…

Điều trị tiêu chảy cấp tại nhà

Uống đủ nước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường bị mất nước. Vì vậy, nếu bạn bị tiêu chảy cấp nhẹ, bạn không cần phải uống thuốc mà chỉ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể là được. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung một số loại nước khác như nước điện giải, orezol, nước hoa quả,…

Một cách đơn giản để đánh giá lượng nước trong cơ thể là quan sát màu sắc của nước tiểu và theo dõi tần suất đi tiểu. Nếu bạn đi tiểu ít hoặc nước tiểu có màu vàng đậm thì bạn nên uống nhiều nước hơn.

Chế độ ăn uống

Dinh dưỡng đầy đủ rất quan trọng trong giai đoạn tiêu chảy cấp tính. Đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể giúp bạn không bị mệt mỏi, suy kiệt. Tuy nhiên nhiều người bị tiêu chảy thường cảm thấy ăn không ngon miệng. Nếu không thèm ăn, bạn có thể thay thế bằng các loại cháo loãng, thức ăn mềm, đồ ăn chứa nhiều tinh bột giúp làm dịu dạ dày.

Tìm hiểu thêm: Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy cấp tính 3
Người bệnh nên ăn cháo lỏng khi bị tiêu chảy

Bổ sung men vi sinh cho cơ thể

Men vi sinh có chứa rất nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Những lợi khuẩn này còn giúp hỗ trợ các hoạt động của ruột và chống lại tình trạng nhiễm trùng – một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy cấp. Bạn có thể bổ sung men vi sinh thông qua các thực phẩm như sữa chua, trà kombucha, sữa bơ, đậu nành nên men, phô mai hoặc một số sản phẩm lợi khuẩn có bán sẵn trong hiệu thuốc.

Thuốc chống tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, phần đông người bệnh sẽ tự mua thuốc chống tiêu chảy về sử dụng. Những loại thuốc này không chữa khỏi nguyên nhân gây tiêu chảy nhưng giúp giảm tần suất đi ngoài, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Thuốc tiêu chảy có bán sẵn tại nhiều nhà thuốc nhưng chỉ an toàn sử dụng khi người bệnh không có các triệu chứng khác như sốt, đi ngoài ra máu,…

Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy cấp tính 4

>>>>>Xem thêm: Mỡ nâu – Chất béo tốt giúp bạn duy trì vóc dáng thon gọn

Uống thuốc giúp nhanh chóng khỏi bệnh tiêu chảy

Lưu ý: Thuốc kháng sinh không cần thiết trong hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp và chúng có thể gây ra các biến chứng nặng hơn nếu sử dụng không đúng cách. Thuốc kháng sinh có thể được khuyên dùng trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:

  • Đi ngoài với tần suất dày đặc, hơn 8 lần/ ngày;
  • Sốt;
  • Đi ngoài có máu;
  • Mất nước nghiêm trọng.

Nếu các tình trạng trên kéo dài hơn một tuần thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám, không nên tự ý mua thuốc kháng sinh sử dụng tại nhà khi chưa tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy.

Ngăn ngừa lây lan

Người lớn bị tiêu chảy nên thận trọng để tránh lây nhiễm cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Người bị tiêu chảy cấp có thể là nguồn lây nhiễm cho những người xung quanh vì nguyên nhân gây tiêu chảy do vi sinh vật có thể lây lan qua nhiều con đường khi tiếp xúc, sinh hoạt cùng người bệnh.

Rửa tay là một cách hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh. Rửa tay đúng cách là làm ướt tay bằng nước và xà phòng thông thường hoặc xà phòng kháng khuẩn rồi chà xát vào nhau trong 15 đến 30 giây. Đặc biệt chú ý đến móng tay, giữa các ngón tay và cổ tay. Rửa tay thật sạch và lau khô bằng khăn dùng một lần.

Ngoài rửa tay bằng xà phòng, người bệnh nên sử dụng cồn sát khuẩn để khử trùng cho tay. Thoa đều dung dịch lên toàn bộ bề mặt bàn tay, ngón tay và cổ tay cho đến khi khô. Bạn có thể mang theo những lọ cồn nhỏ hoặc nước rửa tay khô bên cạnh để sử dụng mọi lúc mọi nơi.

Đặc biệt khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, xử lý rác thải, sau khi xì mũi hoặc hắt hơi, sau khi chạm vào động vật, bạn nên rửa tay thật sạch để không lây nhiễm vi khuẩn có thể gây bệnh tiêu chảy cấp.

Trên đây là những thông tin về tình trạng tiêu chảy cấp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và có phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu việc điều trị tại nhà không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để được hỗ trợ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *