Ung thư chắc hẳn luôn là căn bệnh khiến nhiều người tưởng chừng khi mắc phải sẽ không thể qua khỏi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học và y tế, liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư ra đời và đã mang lại cơ hội sống sót ngày càng cao cho người bệnh.
Bạn đang đọc: Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư
Những tế bào bất thường phát triển một cách nhanh chóng và mất kiểm soát, xâm lấn và phá hoại những tế bào bình thường được gọi là tế bào ung thư. Có hơn 200 loại ung thư khác nhau được tìm ra trên cơ thể người, việc tìm ra những phương pháp mới điều trị ung thư vẫn luôn là đề tài nghiên cứu của rất nhiều các nhà khoa học và bác sĩ. Trong đó liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư được xem là một bước tiến mới.
Contents
Hệ miễn dịch và sự hình thành ung thư
Hệ miễn dịch bao gồm các tế bào và các cơ quan làm nhiệm vụ chống lại các kích thích từ môi trường nhằm bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh xung quanh. Ngoài ra, bộ máy miễn dịch còn thực hiện được chức năng tầm soát, sửa chữa hay loại bỏ các tế bào hư hỏng hoặc có sự biến đổi bất thường như những tế bào ung thư.
Cách thức hoạt động của hệ thống miễn dịch
Hệ miễn dịch hoạt động dựa trên cơ chế sau:
- Phát hiện các tế bào ác tính hay những tác nhân gây bệnh thông qua khác nguyên đặc hiệu của chúng.
- Sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để cô lập hay loại bỏ những tế bào bị hư tổn.
- Hạn chế tối thiểu việc làm tổn thương các tế bào lành kế cận bằng cơ chế tự điều hòa các phản ứng miễn dịch.
- Tạo ra “trí nhớ” miễn dịch nhằm phản ứng hiệu quả hơn cho lần tiếp xúc với kháng nguyên cùng loại tiếp theo.
Cách trốn thoát miễn dịch của tế bào ung thư
Hiện tượng các tế bào ung thư có thể lẩn trốn và thoát khỏi những cơ chế giám sát của hệ miễn dịch là giai đoạn mất hiệu lực, một số tế bào u đã chiến thắng được hệ miễn dịch, lẩn trốn để không bị nhận diện hoặc trở nên đề kháng với những cơ chế loại bỏ của hệ miễn dịch. Chúng trốn thoát khỏi hệ miễn dịch theo 3 cơ chế sau:
- Sự biến đổi của các tế bào u dẫn đến giảm khả năng bị nhận diện bởi hệ miễn dịch.
- Các con đường đáp ứng miễn dịch kháng u bị chặn đứng.
- Xảy ra tình trạng ức chế miễn dịch ở môi trường xung quanh tế bào u.
Những phương pháp điều trị ung thư được áp dụng
Nhiều cách điều trị ung thư đã được tìm ra và sử dụng cho đến hiện nay bao gồm:
- Phẫu thuật cho phép lấy trọn khối u, biện pháp này xâm lấn và có nhiều biến chứng sau mổ cho người bệnh cũng như chỉ hiệu quả với các khối u chưa xâm lấn hay di căn.
- Xạ trị là dùng tia X liều cao chiếu vào khối u, khiến cho chúng bị hư hại và bị loại bỏ hỏi cơ thể.
- Phương pháp toàn thân là đưa thuốc vào trong cơ thể để diệt tế bào ung thư, cổ điển nhất là hóa trị, tiếp theo là phương pháp nội tiết dùng hormone, mới nhất là điều trị nhắm trúng đích và liệu pháp miễn dịch.
Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân bị Covid có nên xông không?
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư mở ra bước tiến mới
Liệu pháp miễn dịch là một phương thức trị liệu sinh học sử dụng khả năng miễn dịch của cơ thể (bao gồm hoạt động của các tế bào bạch cầu và hệ thống bạch huyết) để tấn công tế bào ung thư. Vì khả năng trốn tránh miễn dịch mà tế bào ung thư không bị phát hiện và tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư cho phép chống lại cơ chế này của khối u thông qua việc đánh dấu các tế bào ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch để nhận ra và tấn công tế bào ung thư. Từ đó cản trở và làm chậm sự phát triển hay lan tràn sang các cơ quan khác trong cơ thể.
Hiện nay liệu pháp này được chia thành 2 nhóm chính:
- Sử dụng các thuốc đích nhằm kích hoạt các tế bào miễn dịch của cơ thể để có được khả năng chống lại các khối u đó của cơ thể: Thuốc ức chế các thụ thể CTLA4, PDL1/PD1, thuốc ức chế các điểm kiểm soát miễn dịch,…
- Lấy các tế bào có thẩm quyền miễn dịch của cơ thể bệnh nhân và gắn thêm cho chúng các thụ thể và nhân lên để nhận biết được đâu là tế bào ung thư và loại bỏ chúng (huấn luyện cơ thể “tìm và diệt” tế bào ung thư). Sau đó đưa những tế bào miễn dịch này quay trở lại cơ thế bệnh nhân.
Đây là phương pháp có hiệu quả cao và được ứng dụng trong điều trị nhiều loại ung thư như ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng, vú, thực quản, gan,… đây đều là những căn bệnh ung thư thường gặp nhất ở người Việt Nam. Gần đây, liệu pháp miễn dịch không chỉ sử dụng cho các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn mà còn được nghiên cứu ứng dụng điều trị bổ trợ cho các giai đoạn sớm hơn.
>>>>>Xem thêm: Dimenhydrinat có dùng được cho bà bầu không?
Các phương pháp điều trị cũ điều nhằm đánh vào tế bào u khiến chúng chết đi và giảm số lượng trong cơ thể, còn liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư kích thích vào hệ miễn dịch của chính bệnh nhân để phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư. Với ưu điểm là ít tác dụng phụ so với hoá trị và kéo dài thời gian đáp ứng, liệu pháp miễn dịch đã mở ra hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân không may mắc phải ung thư.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể