Nhịp tim của người suy tim là bao nhiêu?

Nghe đến từ suy tim thường khiến người bệnh lo lắng. Suy tim không có nghĩa là tim ngừng hoạt động mà có nghĩa là tim hoạt động không đủ tốt để đảm bảo cung cấp đủ máu cho các hoạt động cần thiết của cơ thể. Vậy người bị suy tim thường có nhịp tim là bao nhiêu?

Bạn đang đọc: Nhịp tim của người suy tim là bao nhiêu?

Suy tim được coi là một trong những bệnh tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Ước tính có khoảng 1,6 triệu người ở Việt Nam mắc phải tình trạng này. Cho dù đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể sống lâu hơn và tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Những điều cần biết về bệnh suy tim

Suy tim là một bệnh mạn tính, tiến triển trong đó cơ tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cung cấp máu và oxy của cơ thể. Về cơ bản, nó khiến hoạt động bơm máu của tim trở nên khó khăn hơn, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở và mệt mỏi.

nhip-tim-cua-nguoi-suy-tim-la-bao-nhieu 1.webp

Suy tim được coi là một trong những bệnh tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay

Phân loại suy tim

Dựa trên lâm sàng thì suy tim được phân loại thành các loại sau đây. Các cách phân loại này sẽ giúp bác sĩ định hướng được phương án điều trị cho từng trường hợp.

  • Suy tim bên trái.
  • Suy tim bên phải.
  • Suy tim toàn bộ.
  • Suy tim cấp.
  • Suy tim mạn.
  • Suy tim tâm thu hay còn gọi là suy tim phân suất tống máu giảm.
  • Suy tim tâm trương hay còn gọi là suy tim phân suất tống máu bảo tồn.

Trong giai đoạn đầu của bệnh suy tim, tim sẽ hoạt động bù trừ bằng cách như sau:

  • Giãn buồng tim: Cơ tim căng ra để co bóp mạnh hơn và duy trì nhu cầu bơm máu nhiều hơn. Theo thời gian, các buồng tim giãn ra.
  • Phát triển khối lượng cơ bắp nhiều hơn: Khối lượng cơ bắp tăng lên do các tế bào co bóp của tim trở nên lớn hơn. Điều này khiến tim co bóp mạnh hơn trong giai đoạn đầu của bệnh suy tim.
  • Tim co bóp nhanh hơn hay còn gọi là nhịp tim nhanh: Giúp tăng lưu lượng tim.

Cơ thể cũng cố gắng bù trừ bằng cách:

  • Co thắt mạch máu để giữ huyết áp cao và duy trì, bù đắp cho tim hoạt động làm việc quá sức
  • Cơ thể thay đổi nguồn cung cấp máu từ các mô và cơ quan ít quan trọng hơn đến tim và não.
  • Những hành vi bù trừ tạm thời này che dấu các triệu chứng nhưng không giải quyết được nguyên nhân gây suy tim. Bệnh tiếp tục diễn biến nặng hơn cho đến khi các biện pháp bù đắp này không còn hiệu quả. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng bất thường như mệt mỏi, khó thở và phải đi khám bác sĩ.

Cơ chế bù trừ của cơ thể giúp giải thích tại sao một số bệnh nhân có thể không nhận ra mình mắc bệnh cho đến nhiều năm sau khi chức năng tim bắt đầu suy giảm.

Tìm hiểu thêm: Tình trạng són tiểu sau sinh và cách khắc phục

nhip-tim-cua-nguoi-suy-tim-la-bao-nhieu 2.webp
Cơ chế bù trừ của cơ thể khiến một số bệnh nhân có thể không nhận ra mình mắc bệnh cho đến nhiều năm sau

Triệu chứng suy tim

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại suy tim. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến:

  • Khó thở: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh suy tim. Khó thở có thể xảy ra khi bạn hoạt động hoặc thậm chí khi bạn đã nghỉ ngơi. Đây là kết quả của tình trạng tim bị suy giảm khiến máu không được bơm từ tim một cách hiệu quả, gây tăng áp lực trong mạch máu phổi.
  • Mệt mỏi: Người bệnh thường dễ cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi chỉ thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng. Điều này có thể là do cơ thể không được nhận đủ máu và oxy để hoạt động bình thường.
  • Sưng chân và bàn chân: Suy tim có thể khiến nước tích tụ trong cơ thể, thường gây sưng tấy ở các vùng như chân, bàn chân và mặt.
  • Đau ngực: Đau ngực có khả năng xảy ra khi tim không được cung cấp đủ máu và oxy. Đau ngực có thể xuất hiện trong khi bạn đang vận động hay thậm chí khi bạn đã ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi.
  • Tăng cân đột ngột: Việc tích tụ nước trong cơ thể có khả năng dẫn đến tình trạng tăng cân đột ngột mặc dù bản thân không ăn uống nhiều.
  • Ho khan: Ho do chất lỏng tích tụ trong phổi và cổ họng.
  • Mất cảm giác ở phổi hay còn gọi là tắc nghẽn phổi: Rối loạn này gây mất cảm giác ở phổi và khó thở.
  • Buồn nôn hoặc mất vị giác: Một số người có thể bị mất vị giác hoặc buồn nôn do suy tim.
  • Nhịp tim nhanh hoặc thất thường: Suy tim có thể gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến các triệu chứng như nhịp tim nhanh hoặc tim hoạt động không ổn định.

nhip-tim-cua-nguoi-suy-tim-la-bao-nhieu 3.webp

>>>>>Xem thêm: Khi nào nên sử dụng Amitriptylin chữa mất ngủ? Tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên biết

Suy tim có thể gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc thất thường

Người suy tim có nhịp tim là bao nhiêu?

Không có mức tiêu chuẩn cụ thể nào cho các vấn đề về nhịp tim và huyết áp ở bệnh nhân suy tim. Đối với người trưởng thành bình thường, nhịp tim là 60 đến 90 nhịp/phút, huyết áp tối đa là 90 đến 140 mmHg và huyết áp tối thiểu là 60 đến 90 mmHg. Ở bệnh nhân suy tim, các thông số trên có thể bình thường hoặc thay đổi. Các bác sĩ sẽ thực hiện điều chỉnh triệu chứng dựa trên mức độ suy tim, theo dõi các thông số nhịp tim, huyết áp phù hợp với từng bệnh nhân, không có tiêu chuẩn chung nào áp dụng cho tất cả bệnh nhân suy tim.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi người suy tim có nhịp tim là bao nhiêu. Suy tim là một bệnh lý đáng lo ngại, vậy nên hãy thực hiện khám sức khỏe định kỳ đều đặn để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *