Nhiễm trùng khớp giả: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phẫu thuật thay khớp giả không chỉ giúp phục hồi chức năng khớp mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này lại có tỷ lệ biến chứng cao, phổ biến nhất là nhiễm trùng khớp giả.

Bạn đang đọc: Nhiễm trùng khớp giả: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sau phẫu thuật, các khớp giả có nguy cơ nhiễm trùng cao và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, tàn tật, thậm chí là tử vong. Vậy cụ thể, nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng khớp giả là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu rõ hơn về tình trạng viêm khớp giả nhiễm khuẩn trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây nhiễm trùng khớp giả

Nhiễm trùng xảy ra ở các khớp giả thường xuất hiện phổ biến hơn so với các khớp bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập từ vết mổ vào khớp. Hoặc cũng có thể bắt nguồn từ vãng khuẩn huyết sau khi phẫu thuật như viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiểu, thủ thuật nha khoa, dụng cụ xâm lấn hoặc thậm chí là do bị ngã.

Nhiễm trùng khớp giả: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2

Nhiễm trùng khớp nhân tạo xảy ra do vi khuẩn xâm nhập từ vết mổ vào khớp

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng khớp giả thường xảy ra trong khoảng một năm sau phẫu thuật. Trong vài tháng đầu tiên sau khi thực hiện phẫu thuật, nguyên nhân do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) chiếm khoảng 50% tổng số trường hợp. Trong đó có khoảng 35% là do sự phối hợp của nhiều loại vi khuẩn, 10% là do vi khuẩn gram âm và 5% là do vi khuẩn yếm khí.

Ngoài ra, còn có vi khuẩn Cutibacterium acnes thường xuất hiện trong những trường hợp nhiễm trùng khớp vai giả. Loại vi khuẩn này cần khoảng 2 tuần nuôi cấy để phát hiện được. Và chủng candida chỉ gây viêm khớp giả nhiễm trùng khoảng dưới 5% trong số các trường hợp.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm khớp giả

Trong số những người bị nhiễm trùng khớp giả, có tới 25% trường hợp có tiền sử bị ngã trong khoảng 2 tuần sau khi các triệu chứng bắt đầu khởi phát. Và có khoảng 20% người bệnh đã được phẫu thuật điều chỉnh trước đó.

Một số trường hợp bị nhiễm trùng vết mổ sau khi phẫu thuật có thể được khắc phục và có khả năng phục hồi tốt sau khoảng vài tháng. Sau đó, các cơn đau khớp dai dẳng sẽ bắt đầu xuất khi mang vác nặng, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi.

Tìm hiểu thêm: Những ích lợi và tác hại của ăn cay bạn cần biết

Nhiễm trùng khớp giả: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Người bị nhiễm trùng khớp giả sẽ cảm thấy đau dữ dội khi vận động

Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp khi nhiễm trùng khớp giả có thể kể đến như đau, sưng đỏ ở khu vực khớp bị viêm và hạn chế vận động. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể vẫn có thể duy trì ở mức bình thường.

Chẩn đoán nhiễm trùng khớp nhân tạo

Để chẩn đoán nhiễm trùng khớp giả, cần phải có sự kết hợp giữa các tiêu chuẩn về lâm sàng, mô bệnh học, vi sinh và chẩn đoán hình ảnh. Sự tương tác giữa một đường dò và khớp giả có thể đưa ra được gợi ý để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng.

Nên thực hiện xét nghiệm đếm số lượng tế bào và nuôi cấy dịch khớp trong quá trình chẩn đoán. Điều này có thể nhận định được khớp giả có bị mất vững hay không hoặc những những phản ứng xung quanh khớp giả, mặc dù điều này vẫn chưa đủ để xác định chẩn đoán. Ngoài ra, việc sử dụng xạ hình xương với Technetium-99m và xạ hình bạch cầu gắn indium thường sẽ có độ nhạy cao hơn so với chụp X-quang thông thường. Tuy nhiên, khả năng đặc hiệu trong giai đoạn sớm của hậu phẫu sẽ kém đặc hiệu hơn. Các mẫu mô mềm xung quanh khớp giả thu được từ phẫu thuật có thể được gửi đi để nuôi cấy và phân tích mô bệnh học.

Cách điều trị nhiễm trùng khớp giả

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà phương pháp điều trị viêm khớp giả nhiễm trùng cũng sẽ khác nhau.

Điều trị nhiễm trùng khớp giả qua một thì mổ

Phương pháp điều trị thay lại khớp qua một thì mổ để điều trị nhiễm trùng sau thay khớp giả thường được sử dụng để làm sạch nhiễm trùng và phục hồi chức năng của các khớp nhân tạo. Bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt lọc kết hợp với sử dụng kháng sinh toàn thân và bảo tồn khớp giả nguyên bản.
  • Phẫu thuật cắt lọc kết hợp với sử dụng kháng sinh toàn thân và thay thế từng phần của các khớp giả.
  • Phẫu thuật cắt lọc kết hợp với sử dụng kháng sinh toàn thân và thay thế toàn bộ khớp giả.

Mặc dù “phẫu thuật một thì” đã được áp dụng trong việc điều trị nhiễm trùng sâu sau khi phẫu thuật thay khớp nhân tạo. Nhưng phương pháp này lại không đủ điều kiện để thực hiện đối với một số trường hợp bị mất xương phải cấy ghép xương. Tình trạng nhiễm trùng sâu cần phải trải qua hai giai đoạn điều trị và đã được ứng dụng nhiều trong thực tế.

Điều trị nhiễm trùng khớp giả qua hai thì mổ

Phương pháp này thường được sử dụng phổ biến tại các trung tâm miền Bắc nước Mỹ. Bởi các trung tâm này đã từng theo dõi nhiều trường hợp thất bại do phẫu thuật qua hai thì mổ.

Nhiễm trùng khớp giả: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thiếu máu chi tiết nhất

Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có phương pháp điều trị phù hợp

“Phẫu thuật hai thì” là một kỹ thuật khá phức tạp, kéo dài giữa hai lần phẫu thuật lớn và không cần dùng kháng sinh kéo dài 2 tuần cho mỗi ca bệnh.

Phẫu thuật hai thì mang lại kết quả chắc chắn và khả quan hơn so với phẫu thuật một thì. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều sẽ áp dụng được phẫu thuật hai thì. Việc lựa chọn giữa phẫu thuật một thì và hai thì sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như:

  • Tình trạng nhiễm trùng;
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh;
  • Kinh nghiệm và tay nghề của bác sĩ phẫu thuật;
  • Nguồn kinh phí dành cho quá trình phẫu thuật.

Làm thế nào để giảm biến chứng sau khi thay khớp giả?

Để giảm tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng khớp giả sau phẫu thuật, cần thực hiện tốt công tác dự phòng trong phẫu thuật. Cụ thể như sau:

  • Người bệnh cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu, đảm bảo đạt đủ các điều kiện mổ. Đồng thời, người bệnh cũng nên tắm rửa sạch sẽ trước mổ và vệ sinh vùng da mổ.
  • Đảm bảo môi trường phòng mổ sạch sẽ theo nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn và phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Tất cả các dụng cụ phẫu thuật cần phải được tiệt khuẩn, đảm bảo an toàn và sạch sẽ.
  • Việc sử dụng kháng sinh dự phòng cần được thực hiện đúng thời điểm.
  • Phẫu thuật viên cần có đủ trình độ và kỹ năng chuyên môn để xử lý mọi biến chứng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
  • Trang thiết bị chẩn đoán và xử trí biến chứng nhiễm trùng khớp giả sau phẫu thuật cần phải đạt tiêu chuẩn.

Nhiễm trùng khớp giả sau phẫu thuật là một biến chứng nặng nề đối với người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ thông tin liên quan đến biến chứng này cũng như các yếu tố nguy cơ và cơ chế sinh bệnh để giúp hạn chế biến chứng xảy ra xuống mức tối đa.

Xem thêm:

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là gì?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *