Mất cân bằng kiềm toan trong cơ thể là một trong những vấn đề bạn có thể gặp phải. Tình trạng này xảy ra ở cơ quan bài tiết hoặc hô hấp. Trên thực tế, ít người biết đến tình trạng này. Vậy nhiễm toan là gì? Nhiễm toan có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Nhiễm toan: Nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và hướng điều trị
Trên thực tế, mất cân bằng kiềm toan là nỗi lo của không ít người bệnh. Hiểu được tâm lý đó, trong bài viết sức khỏe hôm nay, Kenshin sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng nhiễm toan. Vì vậy, đừng bỏ qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Contents
Tổng quan về tình trạng nhiễm toan
Nhiễm toan là tình trạng tăng nồng độ axit trong các loại dịch của cơ thể. Căn cứ vào độ pH, các bác sĩ sẽ có thể xác định khi nào nồng độ axit tăng mạnh. Cụ thể, nếu độ pH cao thì chứng tỏ dịch mang tính kiềm và ngược lại tính axit sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn nếu kết quả cho ra độ pH nhỏ.
Các chuyên gia khẳng định, việc kiểm soát nồng độ axit có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu bạn không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể dẫn đến các rối loạn nội mô khác, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Hiện tượng nồng độ axit trong dịch cơ thể thường xảy ra tại cơ quan bài tiết hoặc cơ quan tiêu hóa, cụ thể là thận hoặc phổi của người bệnh. Chính vì thế, nhiễm toan có hai dạng phổ biến đó là nhiễm toan hô hấp và nhiễm toan chuyển hoá. Tuy nhiên, dù mắc phải dạng nào đi chăng nữa thì bạn cũng thể chủ quan mà bỏ qua việc theo dõi và điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm toan
Nhiễm toan xuất phát từ nguyên nhân nào đang là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm. Khi hiểu được các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng nhiễm toan, bạn có thể chủ động chăm sóc cũng như bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm toan là gì?
Nguyên nhân gây nhiễm toan hô hấp
Nhiễm toan hô hấp xảy ra khi có sự tích tụ quá nhiều CO2 trong cơ thể. Thông thường, khi thở, phổi sẽ loại bỏ khí CO2. Tuy nhiên, đôi khi vì một số lý do nào đó mà cơ thể không thể đào thải đủ lượng CO2 khiến CO2 tích tụ lại dẫn đến tình trạng nhiễm toan.
Một số nguyên nhân gây nhiễm toan hô hấp phải kể đến như:
- Các bệnh lý hô hấp mãn tính như viêm phổi, hen suyễn, COPD hay phù phổi…
- Các chấn thương vùng ngực, bất thường trong cấu trúc của ngực, yếu cơ ngực;
- Giảm thông khí phế nang;
- Béo phì;
- Nghiện rượu;
- Sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài;
- Các vấn đề về thần kinh: Ức chế trung khu hô hấp trung ương hoặc liệt hô hấp ngoại vi.
Nguyên nhân gây nhiễm toan chuyển hoá
Nếu như toan hô hấp bắt đầu ở phổi thì toan chuyển hoá sẽ bắt đầu ở thận. Nhiễm toan chuyển hoá xảy ra khi lượng axit vẫn đang ứ đọng trong cơ thể mà thận lại bài tiết quá nhiều bazơ.
Toan chuyển hoá bao gồm 3 dạng chính xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
- Nhiễm toan ceton là tình trạng mất bù cấp tính nặng của bệnh tiểu đường, thường xảy ra ở đối tượng kiểm soát không tốt bệnh đái tháo đường. Nếu cơ thể người bệnh thiếu insulin, ceton sẽ tích tụ và gây toan máu.
- Nhiễm toan tăng clo huyết xảy ra do sự mất natri bicarbonate – một loại bazơ có khả năng giữ máu trung hoà. Chứng nhiễm toan này có thể gây ra bởi hiện tượng tiêu chảy và nôn ói.
- Nhiễm toan lactic xảy ra khi lượng axit lactic trong cơ thể quá cao. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tích tụ axit lactic bao gồm lạm dụng rượu, suy tim, suy gan, ung thư, thiếu oxy kéo dài, đường máu thấp, động kinh…
Triệu chứng nhiễm toan
Tuỳ thuộc vào loại nhiễm toan cũng như nguyên nhân gây nhiễm toan mà mỗi người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
Triệu chứng của nhiễm toan chuyển hoá
Khi bị nhiễm toan chuyển hoá, hệ thần kinh trung ương bị ức chế gây ra một loạt các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, rối loạn nhịp tim, rối loạn định vị, vàng da và đờ đẫn. Để làm giảm lượng acid trong máu, người bệnh thường thở nhanh và sâu. Đây là cơ chế bù trừ qua hô hấp.
Ngoài ra, nếu người bệnh bị nhiễm toan ceton, hơi thở của người bệnh có thể có mùi trái cây. Đây là dấu hiệu của nhiễm toan gây ra bởi bệnh lý đái tháo đường.
Triệu chứng của nhiễm toan hô hấp
Người bệnh bị nhiễm toan hô hấp sẽ thường có một số triệu chứng của thiếu oxy máu như lú lẫn, buồn ngủ hoặc dễ mệt mỏi, đau đầu, khó thở. Tuy nhiên, tăng CO2 đơn thuần cũng gây hôn mê, tăng tính kích thích tim mạch do tăng catecholamin (gây nhịp tim nhanh, giãn mạch hoặc loạn nhịp thất) và tăng áp lực nội sọ.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm 2D cân nặng có chuẩn không? Cách dùng siêu âm 2D tính cân nặng thai nhi
Nhiễm toan có nguy hiểm không?
Chắc hẳn không ít độc giả lo lắng không biết liệu rằng nhiễm toan có nguy hiểm không? Trên thực tế, nhiều người thường chủ quan với nhiễm toan bởi các triệu chứng gây ra bởi tình trạng nhiễm toan không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, về lâu về dài, tình trạng này có thể diễn biến phức tạp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, việc phát hiện và chữa trị bệnh sớm là điều vô cùng cần thiết.
Chẳng hạn như: Người bệnh nhiễm toan kèm bệnh nền là đái tháo đường, nếu không chữa trị sớm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ nguy hiểm. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng nôn mửa liên tục và thường xuyên thở dốc từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mắc thêm một số bệnh lý khác.
Điều trị nhiễm toan
Nhiễm toan ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người bệnh, chính vì thế, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời nếu cần. Tuỳ thuộc vào dạng nhiễm toan cũng như nguyên nhân gây nhiễm toan mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị nhiễm toan hô hấp
Để điều trị nhiễm toan hô hấp, điều cần làm là loại bỏ nguyên nhân, cải thiện thông khí phế nang và cung cấp oxy, thậm chí là thở máy (nếu cần). Dựa vào tình trạng người bệnh trên lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định đặt nội khí quản khẩn cấp cho người bệnh mà không cần đợi kết quả khí máu.
Việc chờ kết quả khí máu chỉ trong khi người bệnh ngạt, khó thở và có triệu chứng tăng công hô hấp như thở giật cơ hoành, co kéo cơ liên sườn hay sử dụng cơ hô hấp phụ chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Điều trị nhiễm toan chuyển hoá
Đối với nhiễm toan chuyển hoá, đối với từng dạng nhiễm toan mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị riêng biệt và phù hợp. Cụ thể:
- Người bệnh có thể được chỉ định uống natri bicarbonate nếu bị nhiễm toan do tăng clo huyết.
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường được điều trị thông qua truyền lỏng và insulin để cân bằng lại độ pH.
- Đối với nhiễm toan lactic, việc điều trị có thể bao gồm dịch tĩnh mạch, chất bổ sung bicarbonate, kháng sinh hoặc oxy tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
>>>>>Xem thêm: Hẹp ống sống thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng nhiễm toan mà Kenshin đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Có thể thấy rằng, nhiễm toan nếu không được can thiệp điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Chính vì thế, hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ bạn nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể