Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Nhân tuyến giáp là bệnh lý do sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp tạo thành, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Đa phần các nhân tuyến giáp là lành tính, nhưng khi kích thước đủ lớn thì những khối này có thể gây chèn ép ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bạn đang đọc: Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Nhân tuyến giáp là tình trạng các mô ở tuyến giáp phát triển một cách bất thường tạo thành khối tế bào trong tuyến giáp. Tỷ lệ mắc nhân tuyến giáp ngày càng tăng, đa phần lành tính không phải ung thư và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, ngay cả khi khối tế bào là lành tính thì nó vẫn có thể gây ra những nguy hiểm nhất định đến sức khỏe người bệnh. Để hiểu rõ hơn về nhân tuyến giáp có nguy hiểm không, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nhân tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở giữa mặt trước của vùng cổ, có hình con bướm, gồm hai thuỳ nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Tuyến giáp giữ chức năng quan trọng, có nhiệm vụ sản xuất hormon giáp để duy trì nhiều hoạt động của não bộ, tim và các bộ phận khác của cơ thể. Bên cạnh đó, tuyến giáp còn tiết ra hormon calcitonin để tham gia vào quá trình điều hòa nồng độ calci trong máu.

Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không? 1

Đa số nhân giáp là lành tính nhưng nó vẫn có thể gây ra những nguy hiểm nhất định cho người bệnh

Nhân tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các mô tuyến giáp, tạo thành một hay nhiều nhân trong tuyến giáp. Nhân giáp là bệnh lý thường gặp, đa số là lành tính. Tuy nhiên, khi các khối tế bào này phát triển đến kích thước đủ lớn, có thể gây chèn ép đến các khu vực quanh vùng cổ như khí quản, thực quản dẫn đến khó thở, khó nuốt, cảm giác vướng mắc ở cổ hoặc tạo ra một khối lồi ở cổ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Một số nhân tuyến giáp thường gặp như nhân keo, u nang tuyến giáp, các nốt viêm, bướu giáp đa nhân, cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp.

Triệu chứng của bướu nhân tuyến giáp

Thông thường, nhân tuyến giáp thường không có triệu chứng. Nhân tuyến giáp thường được phát hiện sau các bước kiểm tra sức khoẻ hoặc phát hiện thông qua kết quả chụp chiếu được thực hiện vì một lý do khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhân tuyến giáp có thể gây ra một số triệu chứng sau:

  • Khi nhân giáp có kích thước đủ lớn sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau cổ, khó thở, khó nuốt, cảm giác vướng mắc ở cổ họng hoặc khàn cổ do bị chèn ép vào khí quản hoặc thực quản.
  • Các nhân tuyến giáp thông thường sẽ không tiết hormon, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt nhân tuyến giáp có thể tăng hoạt động và tiết hormon quá mức có thể gây ra bệnh cường giáp, nhiễm độc giáp. Từ đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Run tay, tim đập nhanh, không đều, tăng tiết mồ hôi, tăng thân nhiệt, hồi hộp, lo lắng, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, yếu cơ, dễ sụt cân…
  • Đôi khi có thể gặp các triệu chứng như đau cổ, hàm hoặc tai ở bệnh nhân bị nhân tuyến giáp.

Một số ít trường hợp các nhân tuyến giáp có thể tiến triển thành ung thư, đa số trường hợp nhân ung thư tuyến giáp sẽ phát triển chậm và khi chúng còn nhỏ bác sĩ đã có thể phát hiện.

Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không? 2

Khi nhân giáp có kích thước lớn có thể khiến người bệnh cảm thấy đau, khó nuốt, khó thở

Nguyên nhân hình thành nhân tuyến giáp

Nhân tuyến giáp có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào và đối tượng thường mắc phải nhất đó là nữ giới. Một số ý kiến cho rằng, tuyến giáp xuất hiện nhân có thể liên quan đến cấu tạo giải phẫu của cơ thể nữ, bởi họ phải trải qua nhiều cột mốc làm thay đổi nội tiết tố như dậy thì, kinh nguyệt, mang thai, sinh con, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh.

Theo thống kê, khi đến khoảng 60 tuổi thì gần một nửa dân số bị mắc nhân tuyến giáp, khoảng 90% trong số đó là nhân giáp lành tính và khoảng 5 – 10% các trường hợp còn lại là nhân ác tính.

Đa số các trường hợp mắc nhân tuyến giáp đều chưa xác định được chính xác nguyên nhân. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nhân phát triển trong tuyến giáp như sau:

  • Thiếu hụt iốt có thể là nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng nhân tuyến giáp. Có thể là do sự thiếu hụt iốt từ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên thực tế, thiếu iốt do chế độ ăn uống không quá phổ biến ở nhiều nước.
  • Các mô tuyến giáp phát triển quá mức, không được kiểm soát gây ra những u tuyến giáp. Hiện nay vẫn chưa giải thích được lý do của sự phát triển này. Tuy nhiên nó không phải là ung thư và hầu như không gây ra ảnh hưởng quá lớn trừ khi kích thước nhân giáp lớn gây ra chèn ép đến những vùng xung quanh.
  • Một số trường hợp u tuyến giáp gây ra cường giáp.
  • U nang tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây ra nhân tuyến giáp. U nang tuyến giáp là một khoang chứa đầy nước bên trong, có các thành phần đặc lẫn với nước bên trong đó. Đa số trường hợp u nang không phải ung thư, tuy nhiên khi chúng chứa các mô đặc bên trong tuyến giáp thì có thể phát triển thành ung thư.
  • Bệnh viêm tuyến giáp mạn tính hay còn gọi là bệnh Hashimoto, một bệnh lý về rối loạn tuyến giáp. Bệnh có thể gây viêm tuyến giáp và hình thành các nhân lớn ở bên trong tuyến giáp, bệnh thường đi kèm với suy giáp.
  • Bướu giáp đa nhân là tình trạng tuyến giáp có chứa nhiều khối riêng biệt.
  • Ung thư tuyến giáp: Đây là trường hợp nhân bướu tuyến giáp ít có nguy cơ nhất. Yếu tố là tăng nguy cơ mắc ung thư giáp như tiền sử gia đình đã từng mắc bệnh ung thư tuyến giáp hoặc bệnh về nội tiết hoặc có tiền sử phơi nhiễm phóng xạ hoặc tiếp xúc với hóa chất có thể gây đột biến.

Tìm hiểu thêm: Nguy cơ đột tử khi bị block nhĩ thất độ 3

Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không? 3
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây nhân tuyến giáp vẫn chưa thực sự rõ ràng

Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Tuỳ thuộc vào loại tế bào đang phát triển bất thường trong tuyến giáp, nhân tuyến giáp sẽ được xác định là lành tính (không phải là ung thư) hay ác tính (ung thư tuyến giáp), đơn nhân hoặc đa nhân. Đa số trường hợp nhân giáp là lành tính và không làm thay đổi cấu trúc cũng như chức năng của tuyến giáp.

Tuy nhiên, trong trường hợp nhân giáp tăng hoạt động, tăng sản xuất hormon có thể dẫn đến tình trạng cường giáp. Một vài trường hợp ít gặp có thể gây xuất huyết bên trong nang giáp từ đó gây ra triệu chứng đau cổ, hàm hoặc tai.

Người bệnh có thể yên tâm nếu nhân tuyến giáp lành tính, việc điều trị đúng cách bệnh sẽ ổn định và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Mặc dù nhân giáp lành tính không gây hại nhưng khi kích thước của nhân tuyến giáp đủ lớn, nó sẽ gây ra sự chèn ép đến đường thở và thực quản, thậm chí có thể chèn ép thần kinh thanh quản gây khàn giọng, từ đó gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không? 4

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng thiếu hormone nam giới

Bị nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Theo các nghiên cứu, tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp không cao, chỉ khoảng 4 – 5% trường hợp có nhân tuyến giáp là ác tính. Đối với trường hợp nhân tuyến giáp ác tính, người bệnh cần được điều trị kịp thời với các bác sĩ chuyên khoa. Nếu được điều trị đúng cách, ung thư tuyến giáp có thể được chữa khỏi.

Đặc điểm mô bệnh học của tuyến giáp rất đa dạng, để biết được nhân tuyến giáp có nguy hiểm không thì cần có sự kiểm tra đầy đủ và chẩn đoán chính xác từ các bác sĩ chuyên khoa. Vì bệnh lý hầu như không có triệu chứng, để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh, bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để nâng cao tỷ lệ điều trị khỏi bệnh, từ đó mang lại cuộc sống khỏe mạnh và bình an.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *