Nguyên nhân và cách chữa trị khi bị ngất xỉu tạm thời

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường hay nghe về trường hợp ngất xỉu tạm thời, một tình trạng không nguy hiểm nhưng có thể gây lo lắng và sợ hãi. Ngất xỉu xảy ra khi lượng máu lên não không đủ, làm cho người bệnh mất ý thức đột ngột. Vậy cách chữa trị khi bị ngất xỉu tạm thời thế nào?

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách chữa trị khi bị ngất xỉu tạm thời

Khi một người bị ngất xỉu tạm thời, họ thường mất ý thức trong một thời gian ngắn trước khi hồi tỉnh lại mà không cần phải qua sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, mặc dù không đe dọa tính mạng, ngất xỉu tạm thời có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi gặp phải tình trạng này.

Ngất xỉu tạm thời là gì?

Ngất xỉu tạm thời là tình trạng mất ý thức đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo trước đó. Trong trạng thái này, lượng máu lên não bị giảm đột ngột, dẫn đến mất cung cấp oxy đến não và gây ra tình trạng ngất xỉu. Khiến người bệnh ngồi sụp xuống hoặc ngã xuống đất. Hầu hết mọi người sẽ tự hồi phục ý thức sau vài giây hoặc vài phút. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tăng huyết áp, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hệ thống tuần hoàn máu hoặc hệ thống thần kinh, hay do tác động từ môi trường như nhiệt độ cao, sự thiếu nước, hoặc căng thẳng cường độ cao. Đây là một tình trạng đáng chú ý và gây nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

Nguyên nhân và cách chữa trị khi bị ngất xỉu tạm thời 2

Ngất xỉu tạm thời là do lượng máu lên não bị giảm đột ngột

Nguyên nhân gây ngất xỉu tạm thời

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngất xỉu tạm thời. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Khi đứng dậy quá nhanh: Khi đứng lên một cách đột ngột, máu bị dồn xuống chân mà không tới não đủ và kịp thời, gây ra tình trạng ngất tạm thời. Để tránh tình trạng này, bạn nên lưu ý không đứng lên quá nhanh sau khi ngồi hoặc nằm, mà hãy cho cơ thể một thời gian nhất định và từ từ đứng dậy.
  • Tăng thông khí: Hô hấp vượt quá mức nhu cầu của cơ thể sẽ làm thay đổi hàm lượng khí CO2 trong máu.
  • Ăn uống không đủ: Khi bạn quá đói, lượng đường trong máu thấp, đặc biệt là ở những người bị bệnh tiểu đường, dẫn đến nguy cơ bị ngất xỉu. Nhịn ăn quá lâu hoặc chế độ ăn kiêng không khoa học khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Đồng thời, không uống đủ nước làm giảm huyết áp và gây ra tình trạng ngất xỉu.
  • Vấn đề tim mạch: Các vấn đề về tim có thể làm gián đoạn lượng máu và oxy đến não, gây ra ngất xỉu. Ngất xỉu do vấn đề tim nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân và cách chữa trị khi bị ngất xỉu tạm thời 3

Suy nhược cơ thể có thể gây ngất xỉu
  • Quá nóng: Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên do nắng nóng, cơ thể sẽ tự điều tiết để giữ thân nhiệt, dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải. Điều này gây tăng thân nhiệt và ngất xỉu.
  • Sử dụng thuốc làm hạ huyết áp: Một số loại thuốc hạ huyết áp làm giảm huyết áp nhiều hơn mức mong muốn và gây ra ngất xỉu tạm thời.
  • Quá tức giận, khó chịu: Cảm xúc tiêu cực giải phóng hormone căng thẳng, làm ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát huyết áp và gây tụt huyết áp đột ngột, dẫn đến ngất xỉu tạm thời.
  • Lạm dụng rượu: Rượu sẽ làm giảm nồng độ đường trong máu, gây chóng mặt, mệt mỏi và ngất xỉu.

Các dấu hiệu cảnh báo trước khi ngất xỉu tạm thời

Các dấu hiệu cảnh báo ngất xỉu tạm thời bao gồm:

  • Chóng mặt buồn nôn, hoa mắt hoặc mất cân bằng: Cảm giác chóng mặt buồn nôn, mất cân bằng, hoặc cảm thấy không ổn định khi đứng dậy. Thấy mờ đi một phần tầm nhìn, những điểm sáng hoặc mọi thứ tối sầm lại, hoa mắt.
  • Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không ổn định: Tăng nhịp tim hoặc nhịp tim không ổn định có thể là dấu hiệu của vấn đề tim mạch hoặc huyết áp không ổn định.
  • Những triệu chứng trước ngày: Một số người cảm nhận được các triệu chứng trước khi ngất xỉu như mất hứng thú, cảm giác yếu đi, hoặc rối loạn giao tiếp.
  • Tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp: Sự thay đổi đột ngột trong huyết áp, bao gồm cả tăng hoặc giảm đột ngột.
  • Cảm giác nóng, ngột ngạt, hoặc căng thẳng: Cảm giác nóng, khó thở, hoặc căng thẳng không rõ nguyên nhân.

Tìm hiểu thêm: Những thay đổi rõ rệt của trẻ 7 tháng tuổi và cách chăm sóc trẻ ở giai đoạn này

Nguyên nhân và cách chữa trị khi bị ngất xỉu tạm thời 5
Chóng mặt buồn nôn là một trong những dấu hiệu cảnh báo ngất xỉu

Cách xử lý khi bị ngất xỉu tạm thời

Nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu sắp ngất xỉu, hãy dừng lại và ngồi hoặc nằm xuống, đặc biệt là hạ thấp cơ thể và đưa hai chân lên cao hơn so với đầu để hỗ trợ lưu thông máu. Nếu ngất xỉu xảy ra liên tục hoặc bạn luôn cảm thấy mình sắp ngất, hãy gọi bác sĩ để được hỗ trợ và không quên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân để đưa bạn đến bệnh viện nếu cần thiết, tránh tự lái xe trong trạng thái nguy cấp.

Cách sơ cứu cho người bị ngất tạm thời như sau:

  • Di chuyển bệnh nhân đến một nơi thoáng đãng và đảm bảo đường thở được thông thoáng. Tránh tụ tập quá đông người xung quanh để không làm cản trở hơi thở của bệnh nhân.
  • Đặt người bị ngất nằm ngửa và đặt đầu bệnh nhân vào giữa hai đầu gối hoặc nâng hai chân lên cao hơn so với tim.
  • Nới lỏng thắt lưng, cổ áo, quần áo để tăng khả năng hô hấp và lưu thông máu. Kiểm tra xem người bệnh còn thở và kiểm tra nhịp tim.
  • Nếu người bệnh không thở hoặc mạch quá yếu, cần thực hiện hô hấp nhân tạo.
  • Gọi xe cấp cứu nhanh chóng nếu cần thiết.
  • Sau khi bệnh nhân tỉnh dậy, khuyến khích người đó ngồi hoặc nằm nghỉ thêm 10 – 15 phút để hồi phục hoàn toàn. Nếu có vết thương hoặc triệu chứng đặc biệt, đưa người bệnh đến bệnh viện để kiểm tra kỹ hơn.

Nguyên nhân và cách chữa trị khi bị ngất xỉu tạm thời 4

>>>>>Xem thêm: Hội chứng đa u các tuyến nội tiết (MEN): Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Nên đưa bệnh nhân ra nơi thoáng khí

Nếu bạn hoặc ai đó gặp phải những dấu hiệu ngất xỉu tạm thời thì hãy nghỉ ngơi và bổ sung nước. Việc thực hiện sơ cứu đúng cách có thể giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và tránh được những biến chứng tiềm ẩn. Đồng thời, sự cảnh giác của bản thân cũng là yếu tố quan trọng để ngăn chặn và xử lý tình huống ngất xỉu một cách hiệu quả. Trong trường hợp triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, cần phải tìm sự giúp đỡ y tế.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *