Ngưng thở khi ngủ ở trẻ sinh non có nguy hiểm không

Chứng ngưng thở khi ngủ thường xảy ra ở trẻ, đặc biệt là những trẻ sinh non, khi tế bào não chưa phát triển đầy đủ để điều khiển quá trình hít thở cung cấp oxy cho cơ thể. Vì vậy chúng ta hãy cẩn thận với chứng ngưng thở khi ngủ của con. 

Bạn đang đọc: Ngưng thở khi ngủ ở trẻ sinh non có nguy hiểm không

Đường thở ở trẻ sơ sinh thường nhỏ và hoạt động yếu nên dễ bị tắc nghẽn, khiến trẻ khó thở hơn và dễ ngưng thở khi ngủ. Vì thế nếu gia đình phát hiện trẻ có biểu hiện của bệnh này thì cần đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

Những biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ của trẻ

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không 1Trẻ sinh non có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Những trẻ có tuổi thai dưới 35 tuần nên được theo dõi cơn ngưng thở khi ngủ, do hệ hô hấp và não bộ của trẻ chưa trưởng thành làm tăng cao tỷ lệ mắc bệnh. Mẹ cần phát hiện sớm những biểu hiện khi con ngưng thở lúc ngủ như:

  • Ngưng thở kéo dài hơn 20 giây hoặc cơn ngưng thở ngắn kèm giảm oxy máu hay chậm nhịp tim.
  • Trẻ bị giảm nhịp tim, nhỏ hơn 70 lần 1 phút do độ bão hòa oxy máu giảm bé hơn 80%.
  • Trẻ có hơi thở rất nông và có thể ngừng thở trong khi ngủ, xảy ra nhiều lần trong một đêm.
  • Da trẻ tái nhợt hoặc hơi xanh trong thời gian trẻ ngưng thở.
  • Bàn tay và bàn chân hoặc vùng da quanh miệng của bé có màu hơi xanh.
  • Trẻ ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức đột ngột giữa đêm và quấy khóc, khó đi vào giấc ngủ lại.
  • Trẻ thở khò khè, có biểu hiện như ngáy và tiếng ngáy càng to hơn khi trẻ nằm ngửa.

Vì thế bạn có thể thấy trẻ đang ngủ tự dưng thức giấc, đó có thể là do một phần não của trẻ có thể bị đánh thức để chỉ huy việc hít thở trở lại. Vì thế mẹ có thể thấy giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hội chứng ngưng thở khi ngủ được chia thành 3 dạng như:

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm da dạng Herpes

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không 2Chứng bệnh này khiến con trằn trọc khó ngủ, thường bị thức giấc giữa đêm

Ngưng thở tắc nghẽn (OSA): Đây là tình trạng thường gặp nhất, gây nên các cơn tắc nghẽn đường hô hấp trên toàn phần hoặc một phần khi ngủ, lặp đi lặp lại. Nguyên nhân là khi trẻ ngủ, lưỡi và các mô mềm ở cơ họng giãn ra và có thể gây nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn. Lúc này không khí sẽ bị thiếu hụt và làm giảm nồng độ oxy trong máu. Lúc này não trẻ sẽ được đánh thức để bắt đầu điều động cơ chế thở.

Ngưng thở trung ương: Hội chứng này rất ít gặp, thường xảy ra khi não không chỉ huy được các cơ quan kiểm soát thở. Lúc này đường thở của trẻ không bị chặn nhưng do sự bất ổn của não khiến chúng không thể truyền tín hiệu để kiểm soát hoạt động thở.

Ngưng thở hỗn hợp: Bệnh sự phối hợp của cả hai hội chứng trên. Triệu chứng này thường gặp nhất ở trẻ sinh non do vùng não bộ chưa hoàn toàn hoàn thiện, khi đường thở bị tắc nghẽn thì não cũng hoạt động chậm hơn, không thể dẫn động lại cơ chế thở dễ dẫn đến chứng tím tái, thở khò khè và dễ dẫn đến hôn mê. Quá trình này có thể xảy ra vài lần hoặc hàng trăm lần trong một đêm tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Mẹ nên làm gì khi con mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không 3

>>>>>Xem thêm: Dây rốn bám lệch tâm có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?

Cách chăm sóc giấc ngủ tốt nhất cho con

Với những trẻ sinh non từ khoảng 35 tuần tuổi, bé cần được theo dõi tim mạch và hô hấp tại các đơn vị chăm sóc tích cực (NICU) để phát hiện sớm tình trạng ngưng thở khi ngủ.

Tập trung giảm chứng ngưng thở khi ngủ của con bằng cách:

Ổn định nhiệt độ môi trường, với những trẻ sinh non quá yếu nên được ủ ấm để duy trì nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định trong khoảng từ 36,5 – 37,5 độ C, tránh nguy cơ bị nhiễm lạnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn không khí khi ngủ của con.

Trẻ luôn cần được đảm bảo mặc đầy đủ quần áo, mang vớ chân, đeo găng tay, độ mũ và đắp chăn mỏng nhẹ, không quá dày và quá kín khiến trẻ khó chịu.

Luôn đảm bảo mũi của trẻ được thông thoáng mũi, lúc ngủ nên nằm nghiêng, không nên nằm ngửa vì sẽ khiến con khó thở nặng nề hơn.

Khi mẹ thấy con có con ngưng thở, mẹ không nên đánh thức trẻ đột ngột mà nên thực hiện những kích thích nhẹ nhàng như xoa vào lưng trẻ hoặc vỗ chân trẻ, giúp con điều hòa nhịp thở ổn định hơn.

Tuy nhiên mẹ không nên để tình trạng này kéo dài mà nên đưa trẻ đi khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm để đo nồng độ oxy trong máu và theo dõi nhịp thở, nhịp tim, chụp X-quang.

Với những trẻ sinh non không thể tự thở bình thường, trẻ sẽ được điều trị bằng phương pháp thở dương liên tục qua mũi (NCPAP), làm giảm tắc nghẽn, và tăng sự oxy hóa máu.

Trẻ sẽ được điều trị chứng ngưng thở khi ngủ tại nhà nếu nếu trẻ không có cơn ngưng thở trong vòng 5 đến 7 ngày hoặc chỉ còn những cơn ngưng thở nhẹ (tức là các cơn ngưng thở lớn hơn 15 giây không cần can thiệp hoặc không kèm theo nhịp tim chậm hay giảm oxy máu). Tuy nhiên chúng ta vẫn phải theo dõi liên tục và chuẩn bị những thiết bị theo dõi, kích thích thở và thực hành hồi sức tim phổi tại nhà.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *