Việc điều trị ung thư phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và giai đoạn phát hiện bệnh. Hiệu quả của các cách điều trị ung thư tuyến tụy cũng bị ảnh hưởng như vậy.
Bạn đang đọc: Cách điều trị ung thư tuyến tụy và một số tác dụng phụ có thể gặp phải
Ung thư tuyến tụy có khá nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số cách điều trị ung thư tuyến tụy thường được chỉ định hiện nay, cũng như một số tác dụng phụ điều trị có thể gặp phải.
Contents
Tổng quan về ung thư tuyến tụy
Tụy là cơ quan nằm phía sau dạ dày, bắc ngang qua cột sống. Tụy có chức năng quan trọng trong hoạt động của cơ thể:
- Sản sinh hormone insulin và glucagon: Hai hormone tập trung kiểm soát lượng đường trong máu từ đó kiểm soát năng lượng từ thức ăn và năng lượng cơ thể sử dụng. Vậy nên khi hoạt động của tụy có vấn đề hay thực hiện loại bỏ một phần tụy, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, khó kiểm soát được lượng đường trong cơ thể.
- Sản sinh men tụy: Lượng men tụy giúp tiêu hóa thức ăn tại ruột non. Khi loại bỏ một phần tụy, cơ thể sẽ có nhiều triệu chứng của hệ tiêu hóa như: Đau bụng, xì hơi nhiều, chướng bụng,…
Khi tuyến tụy bắt đầu tăng sinh quá mức, vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ thể và hình thành khối u tụy. Ung thư tuyến tụy thường phát sinh từ tuyến ngoại tiết, tuyến nội tiết có tỷ lệ hình thành ung thư ít hơn. Tế bào ngoại tiết sản sinh ra men tụy, ống tụy mang lượng men tụy đổ vào ruột non. Các trường hợp hầu hết ung thư tụy đều là ung thư biểu mô tuyến ống tụy, thường gặp nhất là đầu tụy.
Các cách điều trị ung thư tuyến tụy
Bất kỳ cách điều trị ung thư tuyến tụy nào cũng cần xem xét đến giai đoạn phát hiện ung thư tuyến tụy, vị trí ung thư, thể trạng bệnh nhân và đánh giá hiệu quả phẫu thuật cắt tụy. Phẫu thuật cắt tụy là cách tốt nhất để loại bỏ triệt để tế bào ung thư.
Đối với bệnh nhân ung thư tuyến tụy, các cách điều trị bệnh bác sĩ có thể tham khảo và đề xuất với người bệnh gồm những hướng dưới đây:
- Phẫu thuật: Là hướng cắt bỏ khối u tụy, áp dụng với ung thư tụy phát hiện vào giai đoạn đầu, chưa lan rộng đến các bộ phận, cơ quan xung quanh. Có 3 loại phẫu thuật ung thư tụy bao gồm: Cắt tá tụy, cắt đoạn tụy xa và cắt toàn bộ tụy.
- Xạ trị: Xạ trị là hướng dùng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là phương áp thường được áp dụng nếu phẫu thuật không hiệu quả. Xạ trị thường được phối hợp với phương pháp hóa trị để tăng hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư.
- Hóa trị: Là hướng sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch để loại bỏ các tế bào ung thư, thường áp dụng với ung thư tuyến tụy đã tiến triển. Thường áp dụng khi phương pháp xạ trị, phẫu thuật không còn hiệu quả với bệnh nhân.
- Liệu pháp nhắm trúng đích: Liệu pháp nhắm đích là phương pháp sử dụng thuốc nhắm trúng đích với mục tiêu duy nhất là tế bào ung thư. Hạn chế các ảnh hưởng của thuốc lên các tế bào khác của cơ thể. Tuy liệu pháp này hiệu quả và an toàn đối với người bệnh nhưng khuyết điểm lớn là chi phí điều trị.
- Liệu pháp miễn dịch: Là liệu pháp dùng thuốc miễn dịch, để hỗ trợ hệ miễn dịch của thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Các thuốc miễn dịch có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác còn tùy thuộc vào từng cá thể.
- Điều trị chăm sóc giảm nhẹ: Vì khi thực hiện các phương pháp điều trị ung thư, người bệnh chịu rất nhiều tác dụng phụ, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm nhiều nên cần thực hiện phối hợp chăm sóc giảm nhẹ để giảm đau, hỗ trợ tinh thần cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 100 theo cách siêu đơn giản
Tùy vào từng thời gian bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tụy, bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm để xác định giai đoạn bệnh và định hướng phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy.
Tác dụng phụ điều trị ung thư tuyến tụy
Hướng điều trị bất kỳ loại ung thư nào đều cần cá thể hóa điều trị. Tất cả các cách điều trị đều phụ thuộc nhiều vào các yếu tố dưới đây:
- Tổng trạng sức khỏe của người bệnh.
- Các loại bệnh lý đi kèm của người bệnh.
- Tình trạng tinh thần, dinh dưỡng của người bệnh.
- Tình trạng kinh tế, nguyện vọng của gia đình người bệnh.
Khi được bác sĩ tư vấn về các cách điều trị ung thư tuyến tụy, người bệnh và gia đình cần hỏi rõ bác sĩ về các tác dụng phụ mà người bệnh cần phải đối mặt, trong đó có thể kể đến:
- Mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức, suy nhược cơ thể.
- Chán ăn, buồn nôn, lở miệng.
- Sụt cân, phát ban, máu bầm dưới da.
- Nguy cơ thiếu máu, nhiễm trùng cao hơn.
>>>>>Xem thêm: Cách phòng chống HIV giúp bạn kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh
Các tác dụng phụ có thể giảm bớt, biến mất sau quá trình điều trị. Nhưng cũng có một số tác dụng phụ kéo dài hơn, nhưng thường không quá trầm trọng. Nếu người bệnh có xuất hiện những triệu chứng khác thường thì cần thông báo, tham khảo ý kiến của bác sĩ để phòng ngừa và xử lý kịp thời.
Cách điều trị ung thư tuyến tụy khá đa dạng và hiệu quả. Nhưng theo nhiều thống kê về ung thư tuyến tụy thì tỷ lệ chữa khỏi phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh nhân phát hiện và can thiệp điều trị bệnh. Vậy nên, tầm soát ung thư với các đối tượng có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tụy là rất cần thiết.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể