Mụn li ti xuất hiện khiến da mặt sần sùi, thâm sạm khiến nhiều chị em đau đầu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến mụn li ti tung hoành và làm cách nào để loại bỏ mụn tận gốc không bị tái phát? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, tươi sáng nhé các chị em!
Bạn đang đọc: Mụn li ti: Nguyên nhân và cách điều trị
Nổi mụn là nỗi khổ sở không của riêng ai. Có người bị mụn trứng cá viêm đỏ, cũng có người bị mụn li ti,… nhưng dù là dạng nào thì cũng ảnh hưởng đến vẻ ngoài, khiến bản thân luôn cảm thấy tự ti, không thoải mái khi ra đường hay trong các cuộc giao tiếp. Chưa kể, việc điều trị dứt điểm mụn chưa bao giờ là dễ dàng. Bạn cần phải kiên trì, chăm sóc da đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mới giúp làn da được cải thiện và nhanh chóng lấy lại vẻ mịn màng, rạng rỡ.
Contents
Mụn li ti là gì? Các loại mụn li ti thường gặp
Những nốt mụn li ti, dù kích thước nhỏ nhưng lại gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ đến độ mịn màng và vẻ rạng rỡ tổng thể của làn da. Nhiều người cố che giấu mụn li ti đi bằng cách trang điểm nhưng biện pháp này tỏ ra không hiệu quả khi chúng luôn khiến da chúng ta sần sùi, kém mịn màng. Việc hiểu rõ về nguyên nhân gây mụn li ti, các loại mụn ti li thường gặp sẽ giúp chúng ta kiểm soát sức khỏe làn da, đồng thời chủ động có cách xử lý và điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Mụn li ti có thể biểu hiện dưới dạng mụn đỏ, sưng tấy, phồng rộp hoặc những vết sưng nhỏ, có thể nhìn thấy được hoặc nằm ẩn dưới da phải sờ vào mới cảm nhận được sự hiện diện của chúng. Mặc dù mụn li ti có thể không gây đau đớn hay khó chịu nhưng sự xuất hiện của chúng đã làm hỏng sự mịn màng, hoàn hảo của làn da, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sự tự tin.
Các loại mụn li ti thường gặp:
Mụn cám
Mụn cám là một dạng của mụn trứng cá ở mức độ nhẹ. Chúng có kích thước nhỏ và dễ nhận biết vì nằm ở các lớp nông trên bề mặt da. Mụn cám thường tập trung chủ yếu vùng hai bên cánh mũi và cằm. Mặc dù là mức độ nhẹ nhất song nếu bạn lấy mụn cám không đúng cách sẽ khiến da bị thâm và xấu đi.
Mụn ẩn
Mụn ẩn nằm ẩn bên dưới bề mặt da khiến da sần sùi, không nhìn thấy rõ nhân. Việc nhận biết và điều trị mụn ẩn là một thách thức và nếu chúng ta xử lý không đúng cách sẽ có thể để lại sẹo lâu dài.
Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng là một loại mụn trứng cá, thường nằm bên dưới lỗ chân lông khép kín. Mụn đầu trắng là kết quả của sự tích tụ tế bào da chết, dầu và vi khuẩn, gây nguy hiểm cho những người sử dụng mỹ phẩm có thành phần độc hại.
Bác sĩ da liễu khuyến cáo mụn đầu trắng cần được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là giai đoạn đầu của mụn trứng cá, rất phổ biến. Chúng có kích thước nhỏ và dễ dàng nhìn thấy trên bề mặt da qua nhân màu đen, sờ thấy cộm. Tập trung chủ yếu quanh mũi và cằm, mụn đầu đen nếu không được điều trị đúng cách sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề về da.
Nguyên nhân gây mụn li ti
Những nốt mụn li ti dù kích thước nhỏ nhưng lại có tác động đáng kể đến làn da, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sự tự tin. Các bác sĩ da liễu đã xác định được rất nhiều yếu tố góp phần hình thành những loại mụn li ti này và việc hiểu rõ nguyên nhân chính là bước đầu tiên để giúp bạn nhanh chóng có được làn da sáng mịn.
Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt có thể kích hoạt sự tiết bã nhờn quá mức, làm suy yếu da và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những nốt mụn li ti.
Chăm sóc da không đúng cách
Làn da, đặc biệt là da mặt mặt đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp. Bạn hãy bảo vệ da bằng cách làm sạch, dưỡng da và chống nắng đúng cách. Để bụi bẩn, tế bào chết và mồ hôi tích tụ sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra mụn.
Yếu tố tâm lý
Các yếu tố tâm lý như căng thẳng, mệt mỏi, buồn bã có quan hệ mật thiết đến sức khỏe làn da chúng ta. Việc hormone cortisol được giải phóng mỗi khi chúng ta căng thẳng sẽ kích thích các tuyến dầu và góp phần hình thành những mụn nhỏ.
Tìm hiểu thêm: Mắt loạn thị có đeo kính áp tròng được không?
Kích ứng mỹ phẩm
Một số thành phần mỹ phẩm như isopropyl palmitate, cồn hoặc axit oleic có tác động đáng kể đến da chúng ta, đặc biệt là làn da nhạy cảm. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu những thành phần này và khả năng gây kích ứng da của chúng ra sao, từ đó đưa ra các lựa chọn mỹ phẩm phù hợp giúp tăng cường sức khỏe và sức sống cho làn da.
Tác nhân gây dị ứng
Những nốt mụn li ti có thể là biểu hiện của phản ứng dị ứng của cơ thể với trang điểm, thực phẩm, thời tiết và các chất khác. Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn giảm thiểu các tác nhân gây dị ứng để có làn da sạch hơn và khỏe mạnh hơn.
Thói quen ăn uống phản khoa học
Thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, chẳng hạn như thường xuyên thức khuya, tiêu thụ đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ cay và đồ ngọt đều gây hại cho làn da ở nhiều mức độ khác nhau. Theo bác sĩ chuyên khoa, những thói quen không lành mạnh sẽ dẫn đến sự tiết dầu quá mức từ tuyến bã nhờn, tạo môi trường thuận lợi cho mụn trứng cá phát triển. Do đó, bạn cần chủ động thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe làn da.
Cách trị mụn li ti hiệu quả
Mụn li ti là tình trạng da thường gặp, ảnh hưởng rất nhiều người. Tuy không gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng sự xuất hiện của những mụn li ti trên mặt chắc chắn sẽ làm cho làn trở nên da xấu đi, ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp ngoại hình lẫn sự tự tin của chúng ta. Do đó, việc tìm ra các biện pháp giải quyết mụn li ti là điều mà hầu hết người bị mụn đều mong muốn.
Như đã đề cập bên trên, mụn li ti có rất nhiều loại, do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc cần làm là bạn phải hiểu rõ về từng loại mụn, nguyên nhân và đặc điểm riêng của từng loại để từ đó có cách điều trị phù hợp.
Điều bạn cần nhớ khi điều trị mụn đó là yếu tố nội tiết bên trong rất quan trọng. Cơ thể có khỏe mạnh thì mới có thể điều trị hết mụn được triệt để. Một số cách điều trị mụn li ti sau đây bạn có thể tham khảo:
Vệ sinh da mặt đúng cách
Da mặt luôn phải được sạch sẽ, thông thoáng mới không tạo điều kiện cho mụn xuất hiện. Cho dù bạn có trang điểm hay không thì việc dùng nước tẩy trang loại bỏ bụi bẩn trên da mặt đều phải tuân thủ thực hiện cùng với dùng sữa rửa mặt 2 lần/ngày, vào buổi sáng, tối. Tốt nhất bạn nên chọn sản phẩm có công thức thành phần lành tính, dịu nhẹ và phù hợp với làn da.
Xông hơi da mặt
Ngoài vệ sinh da, bạn đừng quên áp dụng xông hơi da mặt để giúp làm sạch sâu lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông giãn nở sẽ đẩy các nhân mụn trồi lên, giúp cho việc lấy nhân mụn ra được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chỉ xông hơi da mặt 1 – 2 lần/tuần và nên chườm lạnh ngay sau khi xông hơi để lỗ chân lông được se khít lại.
Tẩy tế bào chết thường xuyên
Trong quá trình chăm sóc da, nhiều người thường bỏ qua hoặc xem nhẹ một bước rất quan trọng đó là tẩy tế bào chết cho da 2 lần/tuần. Việc tẩy tế bào giúp chúng ta loại bỏ nhanh chóng những tạp chất và bụi bẩn còn sót trên da, lỗ chân lông nhờ đó cũng thông thoáng, sạch sâu hơn, mụn sẽ không có cơ hội hình thành.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh
Ngủ đúng giờ, đủ giấc là rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể lẫn làn da. Thiết lập thói quen đi ngủ trước 11h và ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày. Bên cạnh đó, bạn nên tránh/hạn chế tối đa những thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, nên tăng cường các loại rau củ, trái cây cũng như uống đủ nước mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Nách bị ngứa có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?
Vệ sinh các vật dụng trong nhà sạch sẽ
Chú ý vệ sinh sạch sẽ những vật dụng tiếp xúc làn da hàng ngày, bao gồm chăn, ga, gối, nệm, khăn,… Vi khuẩn, bụi bẩn ẩn nấp ở các vật dụng này là vô số, do đó nếu chúng ta không vệ sinh chúng sạch sẽ thì chúng sẽ bám lên da gây mụn ẩn, mụn li ti khiến làn da tổn thương, thậm chí viêm nhiễm nặng gây thâm, sẹo mất thẩm mỹ.
Mụn li ti nói chung mặc dù không gây hại đến sức khỏe nhưng nó chắc chắn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng sức khỏe làn da cũng như khiến chúng ta mất tự tin với vẻ ngoài của mình. Do đó, việc chủ động giữ vệ sinh da, ăn uống lẫn sinh hoạt một cách khoa học, lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe làn da, giúp chúng ta sở hữu được làn da sáng khỏe, mịn màng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể