Hen phế quản là một trong những bệnh lý mạn tính liên quan đến hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy triệu chứng hen phế quản ở trẻ em bao gồm những triệu chứng nào?
Bạn đang đọc: Mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và triệu chứng hen phế quản ở trẻ em
Mỗi khi nhắc đến căn bệnh hen phế quản, nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng liệu rằng hen phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Kenshin sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết đồng thời cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin cơ bản về nguyên nhân cũng như triệu chứng hen phế quản ở trẻ em.
Contents
Hen phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?
Hen phế quản hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi hen suyễn, đây là một trong những bệnh trẻ em liên quan đến đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở. Tình trạng viêm kéo dài dẫn đến tình trạng co thắt, tăng tiết đờm và phù nề… gây tắc nghẽn luồng khí đường thở.
Bệnh hen phế quản ở trẻ em được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính. Theo thống kê, có khoảng 8 – 12% trong tổng số các ca mắc bệnh là trẻ em và thường tập trung ở lứa tuổi từ 12 – 13 tuổi.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, bệnh hen phế quản vô cùng nguy hiểm bởi những biến chứng từ hen có thể đe dọa tính mạng của trẻ bất cứ lúc nào mà nhiều bậc cha mẹ không biết hoặc không để ý tới. Khi một cơn hen khởi phát, đường dẫn khí sẽ bị kích ứng và các cơ hô hấp lúc này cũng dần thu hẹp, gây cản trở không khí vào phổi và khiến cho trẻ bị nghẹt thở và trẻ có thể tử vong ngay lập tức.
Các trường hợp hen suyễn kéo dài và không được điều trị đúng hướng, trẻ có thể phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như tràn khí phế nang, khí phế thủng, suy hô hấp cấp, suy tim phải… Lúc này, tính mạng của trẻ đang bị đe dọa, bởi trẻ vừa phải chịu đựng các cơn khó thở do viêm đường hô hấp gây ra, vừa phải chịu những triệu chứng khó chịu do suy tim phải dẫn đến.
Vậy bệnh hen phế quản có chữa khỏi được không? Trên thực tế, tuy bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn những các phương pháp điều trị phù hợp với từng tình trạng của trẻ có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng hen phế quản ở trẻ đồng thời ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Nguyên nhân của bệnh hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc do sự phối hợp giữa nhiều yếu tố nguy cơ. Trong đó, tác nhân dị ứng được đánh giá là nguyên nhân thường gặp nhất gây hen phế quản, sau đó là một số yếu tố nguy cơ cao về môi trường cũng như di truyền, cụ thể:
- Môi trường sống chứa nhiều dị ứng nguyên như bụi bẩn, khói thuốc, phấn hoa, lông động vật, virus gây viêm đường hô hấp, nấm mốc…
- Sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến trẻ bị cảm lạnh hoặc do trẻ mặc không đủ ấm hay sau khi tắm không làm ấm cơ thể cho bé ngay.
- Một số thực phẩm như cá, tôm, trứng… hay các chất phụ gia có trong các loại thực phẩm cũng có thể là một trong những tác nhân khiến cho trẻ có tiền sử mắc hen phế quản tái phát.
- Tiền sử gia đình: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ mắc hen phế quản của trẻ sẽ tăng lên nếu trong gia đình có thành viên mắc hen phế quản trước đó.
- Những trẻ có cơ địa dị ứng, thường xuyên bị nổi mề đay, chàm, viêm mũi dị ứng cũng như các bệnh dị ứng khác… sẽ có nguy cơ cao mắc hen phế quản.
- Trẻ có thể trạng yếu do sinh non, sinh thiếu tháng hay suy dinh dưỡng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh, trong đó có hen phế quản.
- Trẻ có các nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm VA…
Triệu chứng hen phế quản ở trẻ em
Các triệu chứng hen phế quản ở trẻ em thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Trên thực tế, các triệu chứng hen phế quản ở mỗi trẻ là khác nhau. Có những trẻ chỉ có một vài dấu hiệu như ho kéo dài hay tắc nghẽn ngực. Do vậy rất khó để biết liệu rằng các triệu chứng ở trẻ có phải là triệu chứng của hen phế quản hay không.
Dưới đây là một số triệu chứng hen phế quản ở trẻ em thường gặp, bạn đọc có thể tham khảo:
Ho nhiều và tái đi tái lại nhiều lần
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị ho và ho cũng có thể là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên và hô hấp dưới bao gồm: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Tuy nhiên, nếu thấy bé ho kéo dài, ho liên tục, ho nhiều về đêm và tái đi tái lại nhiều lần thì đây có thể là triệu chứng cảnh báo hen phế quản ở trẻ.
Tìm hiểu thêm: Vạch trần nguyên nhân gây ra cơn đau đỉnh đầu và cách phòng ngừa bệnh
Khó thở, thở nhanh và khò khè
Một trong những triệu chứng hen phế quản ở trẻ em phổ biến đó là khó thở, thở nhanh và khò khè. Nguyên nhân là do tình trạng viêm nhiễm ở phế quản khiến phế quản bị phù nề, dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Đối với trường hợp trẻ bị hen phế quản nặng, trẻ thường thở nhanh, thở gấp, đặc biệt là sau cơn ho hoặc khi trẻ vận động mạnh.
Mặt tái nhợt kèm tăng tiết mồ hôi
Khi các cơn hen suyễn tái phát, đường thở của trẻ bị tắc nghẽn khiến cho trẻ thở nhanh và thở gấp, lượng oxy cung cấp cho cơ thể cũng vì thế mà bị thiếu hụt. Đây chính là nguyên nhân khiến da mặt tái nhợt và trẻ có biểu hiện tăng tiết mồ hôi.
Giảm hoạt động thể lực
Hen phế quản gây ra những cơn ho kéo dài kèm theo các cơn khó thở khiến trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi và vô cùng khó chịu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân mà còn cản trở sự vận động trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Cách chữa hen phế quản ở trẻ em
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ hen phế quản, cha mẹ cần cho trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để khám ngay. Tại đây, trẻ sẽ được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng trẻ hiện tại.
Căn cứ vào tiền sử, các triệu chứng hen phế quản ở trẻ, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ và phân loại bệnh theo từng cấp độ từ đó đưa ra cách chữa hen phế quản ở trẻ em hiệu quả. Cụ thể:
- Mức độ nhẹ: Cho trẻ uống thuốc mở phế quản nhóm Salbutamol như Ventolin, Solmux Broncho… hoặc khí dung Ventolin 0,05 – 0,15mg/kg nhắc lại sau 30 phút. Bên cạnh việc thực hiện y lệch thuốc, mẹ cần làm sạch mũi cho trẻ thường xuyên để giúp đường thở được thông thoáng.
- Mức độ vừa: Khí dung kết hợp với Ventolin và thuốc nhóm Corticoid dạng phun sương như Budesonide, Fluticasone propionate…
- Mức độ nặng: Sử dụng Oxy qua mặt nạ, khí dung Salbutamol kết hợp với Ipratropium 20 phút/lần và thực hiện 3 lần/ngày.
- Hen ác tính: Trong trường hợp này, trẻ cần được nằm cấp cứu tại bệnh viện, thở oxy, tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản hoặc khí dung, thuốc Corticoid. Trường hợp nặng hơn trẻ có thể phải đặt nội khí quản và thở máy.
- Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc cắt cơn hen như Bricanyl, Salbutamol… dưới dạng phun khí dung hoặc dưới dạng xịt có định liều, thuốc kiểm soát cơn hen bao gồm thuốc chống viêm như Pulmicort, Flixotide… và thuốc giãn phế quản.
>>>>>Xem thêm: Drop set là gì? Phương pháp tập drop set an toàn, hiệu quả
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh hen phế quản ở trẻ mà Kenshin đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ nắm được nguyên nhân, triệu chứng hen phế quản ở trẻ em cũng như cách chữa hen phế quản ở trẻ em. Chúc bạn đọc luôn vui vẻ hạnh phúc trong cuộc sống. Cảm ơn bạn đã luôn dõi theo kênh sức khỏe của Kenshin.
Xem thêm: Hen phế quản bội nhiễm: Triệu chứng và lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc phải
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể