Bạn đang khổ sở vì tình trạng đau đỉnh đầu kéo dài, tần suất thường xuyên xuất hiện? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách làm giảm bớt tình trạng đau đỉnh đầu hiệu quả.
Bạn đang đọc: Vạch trần nguyên nhân gây ra cơn đau đỉnh đầu và cách phòng ngừa bệnh
Dưới áp lực của cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng đau đỉnh đầu khá phổ biến ở nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Tình trạng đau đỉnh đầu thường xuyên và kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn khiến tinh thần người bệnh sa sút, năng suất làm việc kém đi. Vậy đau đỉnh đầu là bệnh gì? Và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Cùng tham khảo qua các thông tin trong bài.
Contents
Nguyên nhân gây đau đỉnh đầu
Tình trạng đau đỉnh đầu hoặc nhức đầu là một bệnh lý phổ biến, mỗi người đều từng bị ít nhất một đến hai lần trong đời. Thông thường, cơn đau đỉnh đầu xuất hiện bất chợt và kéo dài trong một vài phút sẽ biến mất. Thế nhưng, nhiều trường hợp cơn đau kéo dài nhiều ngày khiến cho cuộc sống và sinh hoạt của bạn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau đỉnh đầu:
Thời tiết giao mùa: Bước vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ từ nóng sẽ chuyển sang lạnh đột ngột hoặc trời đang nắng bỗng dưng đổ mưa,… Cơ thể chúng ta chưa kịp thích ứng với thời tiết nên sẽ gây ra cơn đau đỉnh đầu bên trái hoặc đau đỉnh đầu bên phải, đau hai bên hốc mắt, vòng cung chân mày,… Thậm chí, nhiều người còn bị hành sốt, buồn nôn, mệt mỏi,… Tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều lần trong năm, mỗi khi thời tiết hoặc nhiệt độ môi trường đột ngột thay đổi.
Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đỉnh đầu ở nhiều người.
Stress, căng thẳng kéo dài: Các dây thần kinh bị căng lên do stress và áp lực cũng là một trong những tiền đề khiến bạn bị đau đỉnh đầu. Tình trạng đau đỉnh đầu do căng thẳng thần kinh thường gặp ở người bệnh độ tuổi trung niên, nhóm đối tượng thường xuyên gặp nhiều áp lực trong cuộc sống. Họ có thể bị đau đỉnh đầu phía sau, hoặc đau ở một bên đầu. Cơn đau bắt đầu từ vùng dưới chẩm hay hai bên thái dương, sau đó mới lan rộng ra cả vùng đầu.
Cao huyết áp: Khi huyết áp tăng cao làm cho áp lực của máu tăng lên, tác động mạnh vào thành mạch. Lúc này, mạch máu sẽ bị giãn ra và xuất hiện tình trạng xơ vữa động mạch, gây ra cơn đau đỉnh đầu.
Hội chứng đau nửa đầu Migraine: Cơn đau đỉnh đầu cũng có thể xuất phát từ hội chứng đau đầu vận mạch Migraine. Đi kèm với các cơn đau đỉnh đầu là những triệu chứng như buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn,…
Thiếu máu não: Người bệnh thiếu máu não cũng thường xuyên gặp tình trạng đau đỉnh đầu, đi kèm với chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn,…
Cách giảm tình trạng đau đỉnh đầu
Tình trạng đau đỉnh đầu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không tốt. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan và bỏ qua bất kỳ triệu chứng nào đi kèm với cơn đau đỉnh đầu. Nếu như bệnh do thay đổi thời tiết thì không đáng lo ngại. Khi cơ thể thích nghi với thời tiết, cơn đau đỉnh đầu sẽ giảm dần và biến mất.
Tìm hiểu thêm: Bật mí bí quyết giúp xương khớp luôn chắc khỏe
Đi khám bác sĩ sớm khi có dấu hiệu đau đỉnh đầu để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.Ngược lại nếu như đau đỉnh đầu khởi phát do stress, cao huyết áp, thiếu máu não, hội chứng Migraine,… thì bạn nên cẩn trọng. Bạn nên đi đến bệnh viện khám để bác sĩ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị phù hợp. Bạn không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Điều này không chỉ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn, mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Những cách để phòng tránh, ngăn ngừa đau đỉnh đầu
Để phòng ngừa đau đỉnh đầu phải làm sao? Phòng bệnh lúc nào cũng sẽ tốt hơn chữa bệnh. Vì thế, ngay từ khi chưa xuất hiện dấu hiệu nào của đau đỉnh đầu, bạn vẫn nên áp dụng các biện pháp sau để ngăn ngừa bệnh:
- Xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường nhiều thực phẩm tự nhiên và nguyên chất, hạn chế thức ăn có chứa chất bảo quản và phẩm màu.
- Thiết lập thời gian biểu khoa học, cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập Yoga hoặc thiền để giúp thư giãn bản thân. Đặc biệt, bạn không nên tự tạo áp lực cho bản thân và hãy luôn giữ tinh thần thoải mái.
- Tập thể dục thể thao ít nhất 20 phút/ngày.
- Không sử dụng chất kích thích, hạn chế dùng thức uống có cồn như rượu bia, không thức khuya,…
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không?
Phòng ngừa tình trạng đau đỉnh đầu bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng.Tóm lại, tình trạng đau đỉnh đầu không chỉ làm cho cuộc sống và sinh hoạt của bạn bị đảo lộn, mà còn cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Chính vì thế, đừng chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu khi khởi phát bệnh. Ngay khi cảm thấy cơ thể xuất hiện cơn đau đỉnh đầu dù tần suất thấp, bạn cũng nên để ý cẩn thận sức khỏe để xác định nguyên nhân rõ ràng. Việc nắm rõ được lý do gây ra tình trạng đau đỉnh đầu sẽ giúp quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả hơn. Hy vọng rằng từ những thông tin hữu ích cung cấp trong bài, bạn sẽ có thêm kiến thức về tình trạng đau đỉnh đầu.
Bảo Vân
Nguồn: Vinmec
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể