Kích thích thần kinh phế vị là gì? Quy trình thực hiện từng bước ra sao?

Có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng động kinh và mỗi cá nhân sẽ phù hợp với từng phác đồ điều trị khác nhau. Trong trường hợp mà việc sử dụng thuốc không đạt được kết quả mong muốn khi chữa trị động kinh thì một lựa chọn khác có thể được áp dụng đó chính là phương pháp kích thích thần kinh phế vị.

Bạn đang đọc: Kích thích thần kinh phế vị là gì? Quy trình thực hiện từng bước ra sao?

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng phương pháp kích thích thần kinh phế vị đã mang lại hiệu quả cao, giúp giảm đáng kể tần suất của các cơn co giật cho bệnh nhân động kinh. Bài viết dưới đây của Kenshin sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về phương pháp kích thích thần kinh phế vị, giúp bạn đưa ra quyết định liệu phương pháp này có phù hợp cho bản thân hoặc người thân của bạn không. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Những lợi ích liệu pháp kích thích thần kinh phế vị mang lại

Dây thần kinh phế vị là một cặp dây thần kinh sọ liên quan đến các chức năng vận động, cảm giác xoang và thực quản, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống của cơ thể. Liệu pháp kích thích thần kinh phế vị sử dụng một thiết bị nhỏ được cấy vào ngực để gửi xung năng lượng điện đến não qua dây thần kinh phế vị.

Phương pháp y tế này tăng cường dẫn truyền thần kinh và kích thích các vùng não liên quan đến bệnh động kinh, dẫn đến giảm tái phát và giảm độ nghiêm trọng của co giật. Kết quả là liệu pháp này cải thiện tốt chất lượng sống cho người bị bệnh động kinh.

Kích thích thần kinh phế vị là gì? Quy trình thực hiện từng bước ra sao? 1

Liệu pháp kích thích thần kinh phế vị mang lại hiệu quả cao trong điều trị động kinh

Những đối tượng nên thực hiện kích thích thần kinh phế vị

Phương pháp kích thích thần kinh phế vị thường được lựa chọn cho những người bệnh không thể kiểm soát cơn co giật bằng các loại thuốc điều trị khác. Họ cũng không có khả năng phẫu thuật để chữa trị tình trạng động kinh.

Những bệnh nhân sử dụng các kỹ thuật kích thích não khác, có vấn đề về nhịp tim, hệ hô hấp như rối loạn phổi, loét, tình trạng ngất xỉu hoặc ngưng thở khi ngủ thì không phù hợp với phương pháp kích thích thần kinh phế vị.

Không phải tất cả các bệnh nhân động kinh đều thích hợp với liệu pháp này. Vì thế, việc áp dụng cần phải được bác sĩ đánh giá dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh trước khi quyết định thực hiện.

Các thiết bị kích thích thần kinh phế vị

Thiết bị dùng để kích thích thần kinh phế vị thường là một miếng kim loại tròn và phẳng chứa một viên pin nhỏ, thiết bị tạo xung điện có khả năng tồn tại trong cơ thể người đến 15 năm sau khi được cấy.

Người dùng có khả năng điều chỉnh cài đặt của thiết bị, với chế độ thường được thiết lập để kích thích thần kinh phế vị của bệnh nhân trong khoảng 30 giây cứ sau mỗi 5 phút. Để tăng cường tính hiệu quả, người bệnh cũng sẽ được trang bị một vòng đeo tay nam châm, có thể quét thiết bị để kích thích thêm nếu phát hiện cơn động kinh đang tiến triển.

Các bước cấy kích thích thần kinh phế vị

Quy trình cấy ghép thiết bị kích thích thần kinh phế vị là một ca phẫu thuật ngắn có thời gian kéo dài từ 45 đến 90 phút. Bác sĩ sẽ thực hiện một vết mổ nhỏ ở phía trên và bên trái của ngực, nơi được chọn để cấy ghép thiết bị.

Tiếp theo, bác sĩ thực hiện một vết mổ nhỏ khác ở phía dưới và bên trái của cổ dưới bệnh nhân. Tại đây, bác sĩ sử dụng một số dây y tế cực mỏng để liên kết thiết bị với dây thần kinh phế vị.

Sau vài tuần kể từ ca phẫu thuật cấy ghép, bệnh nhân cần quay lại bệnh viện để bác sĩ điều chỉnh các cài đặt kích thích dựa trên nhu cầu cá nhân, thường sử dụng máy tính cầm tay và công cụ lập trình thiết bị.

Phần lớn thời gian, mức độ kích thích ban đầu sẽ được thiết lập ở mức độ thấp và sau đó được tăng dần dựa trên phản ứng của cơ thể với cơ chế kích thích này.

Kích thích thần kinh phế vị là gì? Quy trình thực hiện từng bước ra sao? 2

Quá trình thực hiện liệu pháp kích thích thần kinh phế vị cần chính xác từng bước

Những rủi ro của phương pháp kích thích thần kinh phế vị

Mặc dù nguy cơ gặp phải các biến chứng từ phẫu thuật cấy ghép thiết bị kích thích thần kinh phế vị rất hiếm, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể xuất hiện đau đớn và sẹo tại vùng mổ.

Ngoài ra còn có khả năng bệnh nhân sẽ trải qua tình trạng tê liệt dây thanh quản. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể chỉ là tạm thời nhưng cũng có khả năng trở thành một khuyết tật vĩnh viễn trong nhiều trường hợp.

Một số tác dụng phụ thường gặp sau ca phẫu thuật cấy ghép thiết bị kích thích thần kinh phế vị như tình trạng đau đầu, khó thở, đau họng, khó nuốt, mất ngủ, buồn nôn, khàn giọng, ho nhiều.

Những tác dụng phụ này thường nằm trong phạm vi kiểm soát và sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu bệnh nhân cảm thấy không thoải mái với những triệu chứng trên sau phẫu thuật ghép thiết bị kích thích thần kinh phế vị thì bạn có thể đến bệnh viện để tham khảo ý kiến của bác sĩ, điều chỉnh thiết bị phù hợp lại.

Sau phẫu thuật cấy thiết bị kích thích thần kinh phế vị, việc tuân thủ chặt chẽ lịch tái khám là quan trọng để theo dõi chức năng của thiết bị và cách cơ thể phản ứng với nó. Điều này là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh động kinh này.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiền đình sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Kích thích thần kinh phế vị là gì? Quy trình thực hiện từng bước ra sao? 3
Phương pháp kích thích thần kinh phế vị có thể gây ra tác dụng phụ cho người bệnh

Triển vọng điều trị trong tương lai của phương pháp kích thích thần kinh phế vị

Phương pháp cấy ghép thiết bị kích thích thần kinh phế vị để điều trị bệnh động kinh có thể giúp giảm đến 50% số cơn co giật mà bạn trải qua. Nó cũng có khả năng làm giảm thời gian phục hồi sau khi bạn trải qua cơn co giật. Trong một số trường hợp, liệu pháp này còn có thể hiệu quả trong điều trị bệnh trầm cảm và cải thiện tâm trạng hạnh phúc của bệnh nhân.

Giống như các phương pháp điều trị khác, phương pháp kích thích thần kinh phế vị không phải là lựa chọn phù hợp cho mọi người mắc bệnh động kinh. Đây chỉ là một trong những phương thức thay thế đối với việc sử dụng thuốc và phẫu thuật. Nếu sau một khoảng thời gian áp dụng liệu pháp, người bệnh vẫn không thấy sự cải thiện đáng kể về tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn động kinh thì bạn nên thảo luận với bác sĩ để xem xét khả năng tắt hoặc loại bỏ thiết bị khỏi cơ thể.

Kích thích thần kinh phế vị là gì? Quy trình thực hiện từng bước ra sao? 4

>>>>>Xem thêm: Viên uống Premom Gold Jpanwell – Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh

Cần thực hiện liệu pháp kích thích thần kinh phế vị theo đúng chỉ định của bác sĩ

Như vậy, Kenshin vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin chi tiết về phương pháp kích thích thần kinh phế vị. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương thức mới để điều trị bệnh động kinh mà không cần sử dụng thuốc thì phương pháp này có thể là lựa chọn phù hợp cho bạn. Hãy thăm khám tại bệnh viện và trò chuyện với bác sĩ để thảo luận về khả năng áp dụng phương thức kích thích thần kinh phế vị sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.

Xem thêm:

  • Tác hại của bệnh động kinh đối với sức khỏe tổng thể của người bệnh
  • Vị trí tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn?
  • Dây thần kinh chẩm xuất phát từ đâu?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *