Khứu giác là gì? Những bệnh lý nào ảnh hưởng đến khứu giác?

Nhờ có khứu giác mà con người chúng ta có thể nhận diện được sự xuất hiện của các chất bay hơi có trong không khí. Mũi có thể nhận diện được rất nhiều mùi khác nhau. Cụ thể khứu giác là gì? Những bệnh lý nào ảnh hưởng đến khứu giác sẽ được trình bày thông qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Khứu giác là gì? Những bệnh lý nào ảnh hưởng đến khứu giác?

Khứu giác của con người rất nhạy cảm, có thể phân biệt tới hơn 1000 tỷ mùi khác nhau, con số này lớn hơn rất nhiều so với thị giác và thính giác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu khứu giác là gì? Những bệnh lý nào ảnh hưởng đến khứu giác để có thể chăm sóc mũi của mình tốt hơn.

Khứu giác là gì?

Khứu giác hay còn gọi là cảm giác của mũi, là một trong năm loại giác quan của con người. Giác quan này cho phép chúng ta cảm nhận được mùi thông qua việc hít thở, đánh hơi. Ở người cơ quan thực hiện hành vi này là mũi. Đối với các loại động vật, khứu giác đóng vai trò cực kỳ quan trọng, tuy nhiên vai trò này có phần giảm sút ở người.

Khứu giác là gì? Những bệnh lý nào ảnh hưởng đến khứu giác? 1

Khứu giác cho phép con người cảm nhận được mùi, hương thơm thông qua việc hít thở

Mặc dù vai trò của khứu giác ở người có phần kém hơn so với động vật nhưng nó lại nhạy bén hơn nhiều so với nguy nghĩ của nhiều người. Nhiều người chỉ biết rằng khả năng phân biệt mùi vị của con người chỉ giới hạn trong khoảng 10.000 mùi khác nhau. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, khứu giác của con người có thể phân biệt nhiều mùi hơn mình nghĩ, con số có thể lên đến một nghìn tỷ mùi khác nhau.

Khứu giác không chỉ đảm nhiệm vai trò quan trọng trong xác định mùi vị và hương thơm mà nó còn ảnh hưởng sâu sắc để nhiều trải nghiệm cũng như cung bậc cảm xúc của con người trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nhờ có khứu giác mà con người có thể cảm nhận được sự phong phú của thế giới xung quanh.

Thực tế, khả năng của khứu giác lại không được đánh giá cao bởi con người mặc dù có thể phân biệt được nhiều mùi vị khác nhau nhưng lại thường có xu hướng không tin vào khứu giác của mình. Chúng ta có thể ngửi ra mùi nhưng lại rất kém trong việc xác định và gọi tên những mùi hương khác nhau đó.

Cấu tạo của bộ phận thực hiện hoạt động khứu giác (mũi)

Mũi được cấu tạo gồm ba bộ phận mũi ngoài, mũi trong và các xoang cạnh mũi:

Mũi ngoài

Đoạn mũi được gắn ở phần dưới trán gọi là gốc mũi. Từ gốc mũi đến đỉnh mũi là một trục sụn được gọi là sống mũi. Phần đỉnh mũi bao gồm hai lỗ mũi trước ngăn cách với nhau bởi vách mũi. Thành ngoài của hai lỗ mũi gọi là cánh mũi.

Mũi trong

Mũi trong (ổ mũi) được tính từ lỗ mũi trước đến lỗ mũi sau với phần trên liên quan đến xương trán, xương sàng và xoang bướm, còn phần dưới ngăn cách với vòm ổ miệng bởi vòm khẩu cái cứng. Phần phía sau sẽ thông với vòm mũi họng qua lỗ mũi sau. Ổ mũi được chia thành hai phần bởi vách mũi, mỗi phần sẽ có 2 lỗ (lỗ mũi trước, lỗ mũi sau) và 4 thành (thành trên, thành dưới, thành ngoài và thành trong).

Xoang cạnh mũi

Đây là các hốc rỗng nằm ở bên trong xương để tạo thành hình dạng của mũi. Thành của các xoang có lớp niêm mạc liên kết với những hàng tế bào có lông, luôn rung chuyển theo một chiều để quét chất nhầy trong mũi. Chính vì thế, thông thường các xoang đều rỗng và khô thoáng. Các xoang cạnh mũi gồm có xoang hàm, xoang sàng, xoang trán và xoang bướm.

Khứu giác là gì? Những bệnh lý nào ảnh hưởng đến khứu giác? 2

Mũi được cấu tạo từ ba phần mũi ngoài, mũi trong và xoang cạnh mũi

Quy trình hoạt động của khứu giác

Quy trình để thực hiện nhiệm vụ của khứu giác bắt đầu bằng việc hấp thụ các phân tử hoá học. Những phân tử hoá học mang mùi hương sẽ di chuyển lơ lửng trong không khí. Các tế bào nhiễm mùi ở mũi có chứa các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt với khả năng phát hiện và nhận dạng các phân tử mang mùi này. Khi các phân tử này tiếp xúc với các tế bào nhiễm mùi ở trong mũi sẽ kích thích chúng truyền tín hiệu thông qua hệ thần kinh. Tín hiệu này sẽ được não bộ tiếp nhận, xử lý và giải mã để tạo thành những cảm nhận về hương thơm đó.

Bên cạnh việc phát hiện những hương thơm và mùi vị xung quanh, khứu giác còn giữ vai trò quan trọng trong việc trải nghiệm thức ăn cũng như gia vị. Nhờ khả năng kích thích những khu vực não đảm nhiệm về mặt cảm xúc và ký ức, khứu giác đã giúp hỗ trợ ghi nhớ cũng như tái hiện nhiều ký ức dựa trên mùi vị.

Những bệnh lý nào ảnh hưởng đến khứu giác?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vấn đề liên quan đến khứu giác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng đến khứu giác:

Cảm lạnh hoặc viêm mũi

Cảm lạnh hay viêm mũi có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn đường hô hấp, từ đó làm giảm khả năng hoạt động của khứu giác. Đây là những bệnh lý thông thường mà ai cũng dễ mắc phải. Sau khi tình viêm mũi được điều trị và tình trạng của cảm lạnh tạm thời tốt hơn thì khả năng hoạt động của khứu giác sẽ được hồi phục một cách tự nhiên.

Bệnh viêm xoang

Những người mắc bệnh viêm xoang thường dễ bị nghẹt mũi, tắc nghẽn đường thở từ đó làm ảnh hưởng đến khứu giác. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh mà sẽ có thể dùng thuốc hay phẫu thuật.

Tìm hiểu thêm: Nghiến răng ở trẻ phải làm sao?

Khứu giác là gì? Những bệnh lý nào ảnh hưởng đến khứu giác? 3
Xoang mũi là một trong những nguyên nhân gây giảm khả năng hoạt động của khứu giác

Dị ứng

Dị ứng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm vùng mũi, từ đó làm giảm khả năng của khứu giác. Để điều trị tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định phù hợp.

Bệnh mất khứu giác (anosmia) hay giảm khứu giác (hyposmia)

Những bệnh lý này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như viêm nhiễm, chấn thương đầu, đái tháo đường, nhiễm trùng hay các bệnh về não gây ảnh hưởng đến thần kinh. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau bao gồm sử dụng thuốc, các liệu pháp phục hồi hay phẫu thuật.

Bên cạnh những bệnh lý kể trên, thuốc lá hay các loại thuốc như kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp… cũng gây ra tác động xấu đến hoạt động của mũi. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh Parkinson hay Alzheimer cũng gây ra những tác động không nhỏ đến khứu giác của người bệnh.

Khứu giác có thể bị ảnh hưởng bởi chính mùi hương, nếu ngửi quá nhiều mùi mạnh sẽ khiến mũi gần như bị tê dại, khiến khả năng của khứu giác bị giảm hoặc mất đi. Trường hợp này được gọi là mệt mỏi khứu giác. Một số trường hợp ở phụ nữ mang thai, trong giai đoạn mang thai khứu giác của họ hoạt động mãnh liệt hơn thông thường.

Khứu giác là gì? Những bệnh lý nào ảnh hưởng đến khứu giác? 4

>>>>>Xem thêm: Quầng thâm mắt có phải biểu hiện của bệnh không? Cách trị quầng thâm mắt

Mất khứu giác có rất nhiều thể lâm sàng khác nhau, có thể là mất khứu giác một hay toàn phần, tạm thời hay kéo dài

Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin bổ ích về khứu giác là gì và những bệnh lý ảnh hưởng đến khứu giác. Mặc dù khả năng của khứu giác được đánh giá thấp hơn so với các giác quan khác, tuy nhiên chúng ta vẫn không thể phủ nhận được vai trò to lớn của nó đối với cuộc sống thường ngày. Bên cạnh việc nhận biết và phân biệt mùi, khứu giác còn đem lại nhiều cảm giác phong phú và thú vị trong cuộc sống. Vì thế cần chăm sóc và bảo vệ khứu giác này, khi có vấn đề về khứu giác hãy chủ động liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *