Trượt đốt sống lưng là dạng bệnh thường gặp nhất của trượt đốt sống. Vì thế việc thực hiện các bài tập chữa đốt sống lưng rất cần thiết, bởi nó không những làm giảm đau mà còn tăng sự dẻo dai, tính linh hoạt cho cột sống người bệnh.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn một số bài tập chữa trượt đốt sống lưng an toàn và hiệu quả
Trượt đốt sống lưng tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến vận động và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Để điều trị tình trạng này, các bạn có thể tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây về hướng dẫn một số bài tập chữa trượt đốt số lưng an toàn và hiệu quả cùng với Kenshin nhé.
Contents
Khát quát về tình trạng trượt đốt sống lưng
Trượt đốt sống lưng là tình trạng đốt sống trên trượt lên phía trước hoặc trượt ra phía sau so với đốt sống dưới. Tình trạng này xuất hiện sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau thắt lưng, quá trình di chuyển đi đứng sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, bởi cơn đau có thể lan xuống một hoặc hai chân.
Theo các chuyên gia, có 6 nguyên nhân gây ra trượt đốt sống lưng, cụ thể:
- Bẩm sinh;
- Thoái hoá;
- Khuyết eo;
- Bệnh lý;
- Chấn thương;
- Sau phẫu thuật.
Hơn nữa, người bị trượt đốt sống lưng có thể rơi vào một trong hai trường hợp, đó là: Không có bất cứ triệu chứng gì hoặc có thể xuất hiện một số tình trạng nghiêm trọng như sau:
- Cơn đau xuất hiện ở mông hoặc ở lưng, có thể đau lan xuống một hoặc cả hai chân;
- Cảm giác bị tê hoặc cảm thấy chân yếu đi nhiều;
- Khó khăn trong việc di chuyển đi lại hoặc khi cong lưng, đầu cảm thấy đau hơn.
Một số lợi ích của các bài tập trượt đốt sống lưng
Người bị trượt đốt sống lưng thì sẽ khiến cột sống bị tác động, làm cho xương cột sống không nằm đúng vị trí trên cơ thể. Khi gặp phải tình huống này, vận động là một cách chữa trị đầu tiên mà người bệnh có thể nghĩ đến và áp dụng, bởi vận động có thể mang đến một số tác dụng như sau:
- Khi áp dụng các bài tập dành cho người bị trượt đốt sống lưng, có thể giúp người bệnh tăng cường lực cơ ở lưng, hông và mông, đồng thời còn cung cấp các hỗ trợ phù hợp cho lưng. Điều này giúp cho cột sống hồi phục tốt hơn cũng như ngăn ngừa các tổn thương sau này.
- Giúp cho xương cột sống trượt về vị trí ban đầu.
- Hỗ trợ làm tăng quá trình lưu thông máu đến các bộ phận bị tác động.
- Giúp người bệnh duy trì được cân nặng ở mức độ hợp lý, bởi hiện tượng thừa cân béo phì có thể làm tăng áp lức lên cột sống lưng.
Bài tập chữa trượt đốt sống lưng an toàn và hiệu quả
Các bài tập vận động có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm đau, hồi phục chức năng của cột sống, đồng thời ngăn ngừa các chấn thương cho người tập. Dưới đây là một số bài tập chữa trượt đốt sống lưng hiệu quả cho người bệnh, cụ thể:
Bài tập cơ bụng
Các bài tập liên quan đến cơ bụng mang lại nhiều tác dụng cho người bị trượt đốt sống lưng. Bởi vì khi rơi vào trạng thái này, cột sống của người bệnh cần có sự hỗ trợ từ các cơ nhằm giúp lưng ở vị trí bình thường. Vì thế, khi có một cơ bụng khoẻ có thể hỗ trợ cho cột sống lưng khá tốt. Để thực hiện bài tập cơ bụng này, hãy làm các động tác sau:
- Nằm ngửa.
- Đặt hai tay dưới đầu, co hai đầu gối của chân sao cho lòng bàn chân trên mặt đất.
- Từ từ co cơ bụng lại để nâng đầu lên, sau đó nhẹ nhàng nằm xuống.
- Lặp đi lặp lại động tác 10 lần, nghỉ ngời một vài phút sau đó lại thực hiện động tác này vài lần.
Đối với trường hợp trượt đốt sống lưng khiến người bệnh khó khăn trong việc chuyển động phần lưng, thì không cần phải nâng đầu quá cao, mà hãy cố gắng làm cho các cơ co nhiều nhất có thể để đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu người bệnh có vấn đề về cột sống cổ thì không nên thực hiện bài tập này nhé.
Kéo giãn gân khoeo
Vị trí của cơ khoeo nằm ở mặt sau của đùi. Khi bị trượt đốt sống lưng, người bệnh thường cảm thấy sự co thắt của các cơ làm cho người bệnh bị đau cột sống lưng. Để cải thiện tình trạng này, kéo giãn gân khoeo là một trong những bài tập chữa trượt đốt sống lưng với các động tác như:
- Nằm ngửa trên sàn.
- Từ từ nâng một chân hướng về phía mặt cho đến khi chân tạo ra một góc vuông so với mặt đất.
- Dùng tay hoặc dùng dây để giữa lòng bàn chân, kéo chân về phía trước, giữ tư thế này trong vòng 10 giây.
- Quay trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác này với chân còn lại.
Tìm hiểu thêm: Những tư thế ngủ dễ gây tổn hại sức khỏe
Tăng cường sức cơ lưng
Khi gặp phải tình trạng trượt đốt sống lưng sẽ khiến cột sống chịu nhiều áp lực, dẫn đến người bệnh bị đau lưng nhiều hơn. Với việc thực hiện bài tập tăng cường sức cơ lưng sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống của người bệnh, động tác cụ thể như sau:
- Nằm ngửa, hai tay úp trên mặt đất
- Thực hiện co cơ lưng và cơ bụng để đầu gối hướng về phía trước ngực, đồng thời nhấc cao chân 8cm so với mặt đất và co đầu gối của chân còn lại sao cho lòng bàn chân trên mặt đất.
- Nhẹ nhàng đặt chân xuống và làm tương tự với chân còn lại.
- Lặp lại động tác này khoảng 20 lần.
Một số lưu ý khi thực hiện các bài tập chữa trượt đốt sống lưng
Để áp dụng các bài tập chữa đốt sống lưng một cách có hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
- Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập, bởi vì có một số bài tập có thể hiệu quả với người này nhưng lại không hiệu quả với người kia.
- Khi thực hiện các bài tập mà cần phải nằm xuống, đừng nằm không trên mặt đất mà hãy dùng một tấm thảm. Điều này sẽ tránh trượt ngã hoặc hạn chế được một số chấn thương nhỏ.
- Trước khi thực hiện hãy tập các bài tập khởi động cơ thể nhằm tránh chấn thương.
- Khi tập luyện hãy dùng giày thể thao và đồ tập phù hợp để bảo vệ cơ thể.
- Duy trì vận động khi bị trượt cột sống lưng tuy rất quan trọng, nhưng người bệnh không nên tự ý tập các bài tập có cường độ mạnh hoặc vặn, uốn cong lưng khiến lưng đau thêm và gây những chấn thương nặng.
>>>>>Xem thêm: 7 phương pháp chống đột quỵ bạn có thể thực hiện
Đa phần các bài tập chữa trượt đốt sống lưng đã nói trên đều có hiệu quả cho người bệnh trượt đốt sống. Nó không những giúp người bệnh giảm đau mà còn giúp cột sống trở nên dẻo dai hơn. Tuy nhiên, khi thực hiện các bài tập trên không thấy có hiệu quả hoặc mang đến hiệu quả thấp, thì hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể