Hướng dẫn cách hô hấp nhân tạo khi bị điện giật an toàn

Tiếp xúc không an toàn với nguồn điện có thể khiến chúng ta chịu những tổn thương nặng nề, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và sơ cứu đúng cách bằng các phương pháp hô hấp nhân tạo khi bị điện giật sẽ giúp cứu sống và giảm di chứng do điện giật.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách hô hấp nhân tạo khi bị điện giật an toàn

Điện giật là tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với bất cứ ai khi vô tình tiếp xúc với dòng điện. Nếu không sơ cứu kịp thời và đúng cách, người bị điện giật có thể gặp những hậu quả nặng nề. Nhiều trường hợp khi được phát hiện nạn nhân đã rơi vào tình trạng ngưng thở. Lúc này việc nắm rõ phương pháp sơ cứu hô hấp nhân tạo khi bị điện giật chính là “chìa khóa” giúp nạn nhân thoát khỏi cơn nguy kịch.

Điện giật là gì? Hậu quả nặng nề khi bị điện giật

Bị điện giật là tình trạng cơ thể phản ứng với sự di chuyển của các dòng điện trong cơ thể khi tiếp xúc với nguồn điện không được bảo vệ. Dòng điện khi đi vào cơ thể sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng như bỏng, cụt tay chân, ngưng thở, ngưng tim,… Bên cạnh đó, nếu nạn nhân bị ngã ra sau khi điện giật từ vị trí cao còn có thể gặp các chấn thương nặng nề khác. Tùy từng trường hợp nạn nhân có thể tỉnh táo hoặc ngất đi sau đó diễn tiến sang suy hô hấp, suy tim. Mức độ nguy hiểm và tỷ lệ thương tật khi bị điện giật phụ thuộc vào các yếu tố như cường độ dòng điện, hiệu điện thế, vị trí và diện tích tiếp xúc với dòng điện.

Hướng dẫn cách hô hấp nhân tạo khi bị điện giật an toàn 1

Điện giật là tai nạn trong sinh hoạt phổ biến và rất nguy hiểm

Theo các chuyên gia, bị điện giật thường diễn ra bất ngờ và tác động nhanh nên việc sơ cứu nạn nhân cũng đòi hỏi phải kịp thời và đúng cách để đảm bảo an toàn cho nạn nhân và chính bản thân người sơ cứu. Bởi nếu sơ cứu sai cách, người bị điện giật có thể gặp nhiều di chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, các bước sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng, nhất là trường hợp nạn nhân ngưng thở cần hô hấp nhân tạo khi bị điện giật.

Hướng dẫn các bước sơ cứu hô hấp nhân tạo khi bị điện giật

Như đã đề cập ở trên, sơ cứu đúng cách khi gặp người bị điện giật là yếu tố quan trọng nhất. Để cứu nạn nhân khỏi nguy cơ tổn thương và tử vong do điện giật, người phát hiện cần nắm rõ các bước sơ cứu sau đây.

Bước 1: Quan sát và tách nạn nhân khỏi nguồn điện

Ngay khi thấy nạn nhân bị điện giật, bạn cần nhanh chóng ngắt nguồn điện và đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có điện. Lưu ý, nên dùng cây gỗ khô, tấm ván khô hoặc đeo găng tay cao su trước khi thực hiện, tuyệt đối không dùng tay, gậy bằng kim loại hoặc dính nước vì có thể khiến bạn bị nhiễm điện.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và phương pháp điều trị mụn đầu đen ở cằm hiệu quả

Hướng dẫn cách hô hấp nhân tạo khi bị điện giật an toàn 2
Đưa nạn nhân ra khỏi nguồn điện trước khi tiến hành sơ cứu

Bước 2: Đặt nạn nhân ở vị trí an toàn

Sau khi đã gỡ được nguồn điện tiếp xúc với nạn nhân, bạn cần đưa nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát, tránh khói bụi, khí độc và nơi có nhiệt độ cao.

Bước 3: Kiểm tra tình trạng sức khỏe của nạn nhân và tiến hành sơ cứu

Tiếp theo bạn nên quan sát và đánh giá tình trạng sức khỏe của nạn nhân qua 3 phương diện gồm:

  • Ý thức: Kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh táo không bằng cách lay gọi. Nếu nạn nhân tỉnh hoặc có thể trả lời các câu hỏi của bạn có nghĩa tuần hoàn, hô hấp vẫn bình thường, có thể tạm yên tâm. Ngược lại, nếu nạn nhân lơ mơ, trả lời không đúng, ý thức kém,… thì có thể họ đang bị mất ý thức tạm thời do điện giật.
  • Tuần hoàn: Kiểm tra nhịp tim bằng cách bắt mạch cảnh hoặc mạch bẹn. Trường hợp nạn nhân ngừng tuần hoàn, bạn cần nhanh chóng cấp cứu tại chỗ bằng cách thực hiện ép tim và lồng ngực. Đầu tiên cần đặt nạn nhân nằm ngửa, nới lỏng quần áo và đặt đầu hơi ngửa ra sau. Tiếp theo, bạn đứng hoặc quỳ rồi đặt chéo 2 bàn tay lên vị trí xương ức, dùng sức ấn nhanh, mạnh sao cho lồng ngực nén xuống 3 đến 5cm. Thực hiện ép tim liên tục 80 đến 100 lần trong một phút.
  • Hô hấp: Đánh giá xem nạn nhân thở yếu không hay đã ngưng thở để tiến hành cấp cứu hô hấp nhân tạo khi bị điện giật. Động tác hô hấp nhân tạo có thể kết hợp cùng động tác ép tim. Thực hiện phương pháp hô hấp nhân tạo khi bị điện giật bằng cách ngồi bên cạnh nạn nhân, dùng một tay bịt mũi, một tay giữ cho miệng nạn nhân há ra. Sau đó, bạn hãy hít một hơi thật mạnh rồi ghé sát và thổi vào miệng nạn nhân.

Hướng dẫn cách hô hấp nhân tạo khi bị điện giật an toàn 3

>>>>>Xem thêm: Phương pháp kéo giãn cột sống cổ và những điều cần biết

Thực hiện ép tim và hô hấp nhân tạo kịp thời trước khi đưa đến bệnh viện

Sau khi thực hiện những sơ cứu ban đầu, bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ đánh giá tổn thương và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý quan trọng để phòng ngừa điện giật

Bị điện giật có thể do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan của mỗi chúng ta. Để giảm thiểu nguy cơ bị điện giật trong sinh hoạt và đời sống, mỗi gia đình, công sở cần tuân thủ những điều sau:

  • Thiết kế và lắp đặt hệ thống điện ở vị trí an toàn, cần che chắn những ổ cắm không sử dụng đến.
  • Với những gia đình có trẻ nhỏ, không nên để ổ điện ở ngang tầm với của trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ chơi với các thiết bị truyền dẫn điện.
  • Không để các thiết bị điện gần nguồn nước.
  • Không bật hoặc tắt công tắc, cầu dao khi tay ướt.
  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo dây không bị đứt, hở điện.

Ngưng hô hấp và tuần hoàn khi bị điện giật là tai nạn không phải hiếm gặp. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng nếu cấp cứu điện giật chậm trễ. Hy vọng những hướng dẫn cách hô hấp nhân tạo khi bị điện giật trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để thực hành sơ cứu đúng cách khi gặp người bị điện giật.

Xem thêm:

Cách sơ cứu người bị điện giật dưới nước cần thiết cho bạn

Các bước sơ cứu người bị điện giật mà bạn nên biết

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *