Liệu pháp PRP là gì? Cách thực hiện và công dụng của liệu pháp này

Tổn thương xương, phần mềm, cơ trong lao động, sinh hoạt hàng ngày hoặc chơi thể thao là rất thường gặp. Một trong những biện pháp tiên tiến để điều trị các tổn thương này là liệu pháp PRP. Vậy liệu pháp này được thực hiện như thế nào và dùng để điều trị cho đối tượng nào?

Bạn đang đọc: Liệu pháp PRP là gì? Cách thực hiện và công dụng của liệu pháp này

Chấn thương cơ xương khớp được xem là một nguyên nhân phổ biến gây ra những cơn đau âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như năng suất làm việc. Vì vậy, việc tìm ra những phương pháp trị liệu mới luôn là đề tài đáng quan tâm của các bác sĩ. Liệu pháp PRP được xem là một bước tiến mới trong điều trị các tổn thương cơ xương khớp bằng cách sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu của chính bản thân người bệnh.

Liệu pháp PRP là gì?

Liệu pháp PRP (Platelet Rich Plasma) hay còn có tên khác là huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, là thể tích huyết tương tự thân có nồng độ tiểu cầu cao gấp 2 – 10 lần mức cơ bản. Trong PRP bao gồm các yếu tố tăng trưởng như IGF, TGF, PDGF,… Ngoài ra, trong huyết tương giàu tiểu cầu tự thân có chứa một số cytokin như IL-1ra, IL-4, IL-10 và các yếu tố cần thiết khác cho sự sống của tế bào như chất dinh dưỡng, Vitamin, Hormone, Protein.

Liệu pháp PRP ngày càng được đưa vào lâm sàng để điều trị một số bệnh lý cơ xương khớp nhờ vào những ưu điểm sau:

  • Thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương, mau lành những tổn thương.
  • Sửa chữa và tái tạo lại sụn khớp.
  • Chống viêm và điều hóa sinh, tổng hợp lại mô sụn ở khớp.
  • Điều hòa sinh tổng hợp mô bị hư hại, tổn thương.

Liệu pháp PRP là gì? Cách thực hiện và đối tượng được chỉ định 1

Liệu pháp PRP ngày càng được đưa vào lâm sàng để điều trị một số bệnh lý cơ xương khớp

PRP được phân loại dựa trên dạng dùng, nồng độ bạch cầu, dạng tiểu cầu:

Dạng dùng: Dịch lỏng để sử dụng bằng đường tiêm, dạng gel, fibrin để sử dụng đường bôi hoặc tiêm.

Nồng độ bạch cầu:

  • Nhiều bạch cầu.
  • Ít hoặc không có bạch cầu.

Dạng tiểu cầu:

  • Tiểu cầu nguyên vẹn, chưa được hoạt hóa.
  • Dịch chiết tiểu cầu (chứa các GFs, không còn tiểu cầu do đã bị hoạt hóa hết).

Kỹ thuật tách huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP)

Quy trình kỹ thuật tách chiết PRP tự thân bao gồm những bước sau:

  • Bước 1: Lấy máu tĩnh mạch, đảm bảo chống vỡ hồng cầu và gây tổn thương tiểu cầu lúc lấy. Thể tích cần lấy là 10 – 60ml máu.
  • Bước 2: Chống đông hay không chống đông. Chất chống đông thường được sử dụng là Anticoagulant Citrate Dextrose A, Natri Citrate, Citrate Phosphate Dextrose. Khi sử dụng chất chống đông thì máu có thể bảo quản lâu dài hơn (trên 8 giờ) nhất là khi chưa dùng tới. Tuy nhiên khi sử dụng chất chống đông thì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, phản ứng của cơ thể. Nếu không sử dụng chất chống đông, thì máu cần được xử lý và dùng ngay trong vòng 2 giờ.
  • Bước 3: Đem máu đi quay ly tâm 2 lần. Ly tâm lần 1: Quay 100 – 1200 vòng/phút, 160 – 1000g, 3 – 20 phút. Ly tâm lần 2: Nhằm tách bỏ PRP, 3000 – 6000 vòng/phút, quay trong 20 phút.
  • Bước 4: Hoạt hóa tiểu cầu. Hoạt hóa bằng hỗn hợp Thrombin/Calci Clorua, Thrombin sẽ trực tiếp hoạt hóa tiểu cầu để giải phóng ra Protein. Calci Clorua sẽ sử dụng Ca2+ để hoạt hóa Prothrombin thành Thrombin, bổ sung nguyên liệu cho quá trình hoạt hóa trên.

Liệu pháp PRP là gì? Cách thực hiện và đối tượng được chỉ định 2

Thực hiện liệu pháp PRP

Để đánh giá tiêu chuẩn bộ kit PRP tốt, thì bộ Kit PRP phải đạt những tiêu chí sau:

  • Quy trình lấy máu và xử lý khép kín, vô khuẩn.
  • Máu lấy phải đạt chuẩn, không gây tổn hại tế bào màu trong quá trình lấy.
  • Sử dụng chất chống đông hợp lý, tối ưu hóa việc bảo quản và hạn chế nguy cơ gây dị ứng.
  • Quy trình đơn giản, nhanh dễ làm.
  • Có các nghiên cứu trên lâm sàng chứng minh được tính hiệu quả trong điều trị.

Công dụng của liệu pháp PRP tự thân

Hiện nay, liệu pháp PRP tự thân được ứng dụng trong y học để thực hiện một số phẫu thuật:

  • Phẫu thuật vùng răng miệng.
  • Phẫu thuật răng hàm mặt.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ và chỉnh hình.
  • Điều trị loét da, vết thương lâu lành.

Đặc biệt, liệu pháp PRP tự thân còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý cơ xương khớp:

  • Ghép xương.
  • Viêm gân và các điểm bám tận: Điều trị hội chứng Tennis Elbow, viêm gân gót Achilles, hội chứng chóp xoay Rotator Cuff, viêm gân tứ đầu đùi.
  • Chấn thương thể thao: PRP thường được sử dụng trong bệnh lý dây chằng chéo do chấn thương.
  • Thoái hóa khớp gối: Đặc biệt trong bệnh thoái hóa khớp gối, liệu pháp PRP cho hiệu quả cao hơn và thời gian tác dụng dài hơn so với liệu pháp bổ sung chất nhờn như Acid Hyaluronic và Chondroitine Sulfate, có tác dụng lên sụn khớp.

Tìm hiểu thêm: Những điều bạn cần biết về phương pháp phẫu thuật thông tim ở trẻ em

Liệu pháp PRP là gì? Cách thực hiện và đối tượng được chỉ định 3
Liệu pháp PRP giúp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Chỉ định và chống chỉ định của liệu pháp PRP

Khi muốn sử dụng liệu pháp PRP trong điều trị bệnh, ta cần biết và hiểu rõ những chỉ định và chống chỉ định của liệu pháp trên, cân nhắc và dựa vào từng trường hợp, biểu hiện lâm sàng của mỗi người nhằm mục đích điều trị an toàn và hiệu quả.

Chỉ định liệu pháp PRP

Dưới đây là một số trường hợp thường được chỉ định thực hiện liệu pháp PRP:

  • Thoái hóa khớp gối.
  • Thoái hóa khớp háng.
  • Chấn thương thể thao.
  • Viêm gân và viêm các các điểm bám tận: Viêm điểm bám gân lồi cầu trong, lồi cầu ngoài xương cánh tay, viêm điểm bám gân ở lồi củ trước xương chày, viêm cân gan bàn chân, viêm gân achilles vô khuẩn hay sau chấn thương, viêm hoặc rách gân bao xoay khớp vai.
  • Loét phần mềm, loét da tỳ đè.
  • Hỗ trợ liền xương.
  • Hỗ trợ trong việc tái tạo dây chằng chéo trước.

Chống chỉ định liệu pháp PRP

Liệu pháp PRP chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Tại chỗ: Nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm hoặc bôi, tổn thương da xung quanh chỗ tiêm hoặc dán.
  • Toàn thân: Ung thư, bệnh lý ác tính, nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn huyết, suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim mạch nặng, đang dùng liệu pháp chống đông, liệu pháp chống ngưng kết tập tiểu cầu, người đang sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), mắc bệnh lý viêm như viêm khớp dạng thấp,…

Liệu pháp PRP là gì? Cách thực hiện và đối tượng được chỉ định 3

>>>>>Xem thêm: Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc bơm hậu môn hay không?

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu PRP

Tóm lại, liệu pháp PRP hay còn gọi là huyết tương giàu tiểu cầu tự thân là một liệu pháp điều trị thay thế an toàn, hiệu quả trên một số bệnh cơ xương khớp. Sự lựa chọn cần được cân nhắc, lưu ý chỉ định và chống chỉ định, sử dụng liệu pháp cần được cá thể hóa theo từng bệnh nhân để đạt được kết quá tốt nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *