Bọc răng sứ là một trong những phương pháp điều trị răng móm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người lo lắng liệu bọc răng sứ có hết móm không và cần lưu ý gì khi bọc răng sứ điều trị móm?
Bạn đang đọc: Hỏi đáp: Bọc răng sứ có hết móm không? Những điều cần lưu ý
Răng móm (khớp cắn ngược) là thuật ngữ nha khoa chỉ tình trạng răng hàm dưới phát triển quá mức khiến răng nhô ra ngoài so với răng hàm trên dẫn đến sai lệch khớp cắn. Người bị răng móm thường cảm thấy tự ti do cấu trúc khuôn mặt bị thay đổi.
Ngoài ra, sức khỏe của người bị răng móm cũng bị ảnh hưởng tùy vào tình trạng móm. Vì vậy, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời bằng các phương pháp bọc răng sứ, niềng răng, phẫu thuật hàm móm… là rất cần thiết. Trong đó, bọc răng sứ là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bọc răng sứ có hết móm không vẫn là câu hỏi cần tìm lời giải đáp.
Contents
Nguyên nhân gây ra răng móm
Để lựa chọn được phương pháp điều trị móm phù hợp, người bị răng móm cần tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân gây răng móm, trong đó phổ biến nhất là móm do răng và móm do xương hàm hoặc có trường hợp do cả 2 nguyên nhân này.
Ở người móm do răng thì xương hàm vẫn bình thường. Còn hàm răng sẽ mọc lệch vị trí, quặp vào hoặc chìa ra. Lúc này áp dụng phương pháp bọc răng sứ hoặc niềng răng là lựa chọn tối ưu.
Trường hợp bị móm do xương hàm, cần phải xử lý xương hàm triệt để bằng cách phẫu thuật hàm móm. Một số trường hợp có thể áp dụng niềng răng nhưng không mang lại hiệu quả cao.
Bọc răng sứ có hết móm không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi tỷ lệ người bị răng móm hiện nay rất cao. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về phương pháp bọc răng sứ trong điều trị móm.
Bọc răng sứ cho răng móm là một trong những kỹ thuật nha khoa hiện đại. Được thực hiện bằng cách mài bớt răng thật và tạo hình mão răng bằng chất liệu sứ rồi chụp lên răng bị khiếm khuyết. Nhờ đó, khớp cắn của răng được cải thiện và về đúng vị trí hơn.
Tìm hiểu thêm: Cách trị thâm mắt đơn giản tại nhà, giúp mắt thêm sáng đẹp, tươi tắn
Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như thực hiện đơn giản, nhanh chóng và mang lại hiệu quả. Hình dáng và màu sắc của răng cũng rất tự nhiên giúp tăng tính thẩm mỹ. Bên cạnh việc khắc phục tình trạng răng móm, bọc răng sứ còn rất được ưa chuộng trong chữa răng hô, răng mẻ, răng xỉn màu, sâu răng…
Bọc răng sứ thường được bác sĩ tư vấn thực hiện để khắc phục tình trạng bị móm nhẹ. Tuy nhiên, bọc răng sứ có hết móm không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau dưới đây.
Trình độ, tay nghề của bác sĩ
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong điều trị răng móm bằng cách bọc sứ. Nếu răng sứ được bọc bởi bác sĩ giỏi chuyên môn và có tay nghề cao thì tình trạng móm sẽ được cải thiện rõ rệt, hàm răng đẹp hơn, khuôn mặt trở nên hài hòa. Đặc biệt, khả năng ăn nhai sẽ không bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu bác sĩ tay nghề yếu kém, hàm răng có thể gặp tình trạng cộm, vênh, khó ăn nhai và chắc chắn là không hết móm.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Tình trạng răng móm
Bọc răng sứ được xem là phương pháp tối ưu với người bị răng móm tuy nhiên hiệu quả mang lại phụ thuộc vào nguyên nhân răng móm và tình trạng cụ thể. Nếu răng móm nhẹ, các sai lệch ở mức bình thường và bị móm do răng thì bọc răng sứ rất phù hợp.
Còn đối với trường hợp bị móm nặng hoặc móm do xương hàm khiến phát triển quá mức thì phương pháp này có thể không mang lại kết quả. Chính vì thế, bác sĩ cần xác định đúng tình trạng móm để tư vấn cho người bệnh phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Loại răng sứ
Ngoài các yếu tố trên, bọc răng sứ có hết móm không còn phụ thuộc vào vật liệu làm răng sứ. Với các dòng răng sứ khác nhau thì chất lượng, độ bền, độ lành tính, thẩm mỹ và kèm theo giá cũng sẽ khác nhau. Nếu sử dụng vật liệu sứ kém chất liệu, răng móm sẽ không bền và nhanh chóng bị hỏng khiến tình trạng móm không được cải thiện rõ rệt.
Cần lưu ý gì sau khi bọc răng sứ chữa móm?
Để phương pháp bọc răng sứ chữa móm mang lại hiệu quả tối ưu, bạn cần nhớ một số điều trước và sau khi bọc răng sứ dưới đây.
Trước khi bọc răng sứ, bạn cần lưu ý:
- Lựa chọn địa chỉ khám và điều trị uy tín, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao.
- Tìm hiểu kỹ về các loại răng sứ để lựa chọn được chất liệu phù hợp với bản thân và khả năng tài chính.
- Giữ gìn vệ sinh và sức khỏe răng miệng để quá trình bọc răng sứ chữa móm diễn ra thuận lợi, không bị trì hoãn có các bệnh lý nha khoa khác.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong trường hợp mắc bệnh lý cần điều trị.
Sau khi bọc răng sứ chữa móm, bạn cần tuân thủ những điều sau:
- Hạn chế ăn đồ quá cứng.
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, cafe, trà, coca, hút thuốc lá… vì có thể làm xỉn màu răng nhanh chóng.
- Tránh các loại kẹo, đồ ăn có tính chất dính.
- Không ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần/ngày bằng bàn chải đánh răng có lông mềm.
- Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước vệ sinh sau khi ăn để loại bỏ mảng bám trong kẽ răng mà không tổn thương đến nướu.
- Tái khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng và khắc phục kịp thời những vấn đề răng miệng.
Bài viết này đã cung cấp thông tin cần thiết về cách bọc răng sứ chữa móm. Hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc bọc răng sứ có hết móm không và sớm khắc phục được tình trạng này.
Xem thêm: Móm hàm dưới là như thế nào? Nguyên nhân và cách khắc phục
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể