Tình trạng suy giảm trí nhớ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của nhiều bạn trẻ. Cùng tìm hiểu lý do và cách khắc phục tình trạng trên.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ mắc chứng suy giảm trí nhớ, biểu hiện như trạng thái hay quên, khó tập trung, lơ đễnh… Tình trạng trí nhớ sa sút đôi khi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ và cách khắc phục như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Contents
Suy giảm trí nhớ là gì?
Tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là hiện tượng cơ quan đầu tàu của cơ thể là bộ não bị suy giảm chức năng hoạt động. Từ đó dẫn đến việc truyền tải thông tin và ghi nhớ của não bộ bị ngưng trệ. Suy giảm trí nhớ được xếp là một căn bệnh về trí não.
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng não bộ hoạt động trì trệ, dễ bị mất tập trung
Theo số liệu thống kê, có đến hơn 85% người trưởng thành dưới 50 tuổi bị bệnh suy giảm trí nhớ. Trong số đó, có hơn 20% nhóm đối tượng trên 20 tuổi đã xuất hiện dấu hiệu của bệnh như suy giảm trí nhớ mất tập trung. Đây là một thực trạng quan ngại và đáng báo động. Bởi lẽ, có hơn 50% trong số người trẻ bị suy giảm trí nhớ sẽ đi đến tình trạng sa sút trí tuệ và mắc bệnh Alzheimer khi về già.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ đến từ đâu? Câu hỏi này được rất nhiều bạn trẻ thắc mắc trong thời gian vừa qua. Đặc biệt khi tình trạng giảm trí nhớ ở nhóm độ tuổi trẻ dưới 50 tuổi ngày càng tăng cao. Một số nguyên nhân sau đây có thể làm suy giảm trí nhớ ở người trẻ:
Trầm cảm, áp lực cao
Đối với người trẻ, cuộc sống của họ phần lớn thời gian là dành cho việc học tập, xây dựng sự nghiệp, phát triển các mối quan hệ xã hội,… Vì vậy, họ s sẽ thường xuyên ở trong trạng thái áp lực, từ đó dễ dẫn đến bị stress, thậm chí là trầm cảm. Lúc này, thần kinh của các bạn trẻ luôn “căng như dây đàn”. Người trẻ thường khó có thể tập trung, tốc độ phản ứng chậm với mọi việc xung quanh, dễ bị phân tán cảm xúc và giải quyết mọi vấn đề trì trệ hơn. Tình trạng stress và trầm cảm kéo dài sẽ khiến não bộ của người trẻ bị suy giảm chức năng, dẫn đến trí nhớ kém dần.
Thiếu ngủ thường xuyên
Khoảng thời gian khi ngủ là lúc toàn bộ cơ thể được thư giãn và nghỉ ngơi, trong đó có não bộ của chúng ta. Thời điểm này, sóng não sẽ được sinh ra để lưu trữ các thông tin khi bạn đang ngủ, sau đó chuyển dữ liệu này đến vỏ não và lưu giữ ký ức ở đây. Việc thiếu ngủ thường xuyên, rối loạn giấc ngủ hoặc không ngủ đủ giấc sẽ cản trở việc truyền tải thông tin đến vỏ não. Các bạn trẻ sẽ mất trí nhớ ngắn hạn, mau quên do ký ức được lưu giữ bị ngắt quãng.
Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp thắc mắc: Khám nội tiết ở đâu TP.HCM vừa uy tín vừa an toàn?
Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân khiến suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi.Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
Nếu muốn hoạt động của não bộ ổn định thì cơ thể phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Khi cơ thể thiếu máu do thiếu chất sắt, chúng ta sẽ dễ bị mệt mỏi dẫn đến stress. Nếu như tình trạng stress kéo dài nhưng không được cải thiện sẽ khiến bạn bị suy giảm trí nhớ. Bên cạnh bổ sung chất sắt, bạn cũng nên tăng cường thêm nhiều khoáng chất, vitamin, vi khoáng,… để duy trì sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, giúp não bộ hoạt động tốt, ngăn ngừa trí nhớ sa sút.
Ảnh hưởng của việc suy giảm trí nhớ
Khi bước vào độ tuổi 25 trở lên, chúng ta sẽ mất đi khoảng 3.000 tế não mà không sản sinh thêm. Đi cùng với những áp lực trong cuộc sống và các yếu tố khác khiến người số lượng người trẻ bị suy giảm trí nhớ ngày càng tăng cao trong thời gian qua. Tình trạng suy giảm trí nhớ ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân móng tay bị tím và cách khắc phục
Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc và sức khỏe của bạn.Khả năng ghi nhớ kém, tư duy giảm sút khiến bạn không thể đáp ứng tốt các yêu cầu trong học tập và công việc. Bên cạnh đó, việc suy giảm trí nhớ còn khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều rắc rối như quên rút điện bàn ủi, quên khóa cửa nhà khi ra ngoài, đi chợ không mang theo tiền,…
Đặc biệt, khi tình trạng suy giảm trí nhớ kéo dài trong 3 năm, bệnh sẽ chuyển biến nặng sang giai đoạn sa sút trí tuệ. Lúc bấy giờ, não bộ sẽ dần đi mất đi chức năng hoạt động và điều khiển các cơ quan trong cơ thể. Tế bào não sẽ bị tổn thương và khó hồi phục, dẫn đến nhiều biến chứng như chết não, teo não, tổn thương mạch máu não,…
Cách để cải thiện, điều trị suy giảm trí nhớ
Việc cải thiện và điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ là một điều vô cùng cần thiết, giúp bạn tìm lại cuộc sống vui khỏe. Trong trường hợp bệnh vừa khởi phát và chưa nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị sớm, phòng ngừa các biến chứng nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi thói quen sống của mình, xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi khoa học:
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để kích thích tuần hoàn máu lên não, tăng cường oxy cho não bộ.
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài bằng cách học thiền, Yoga để cải thiện tâm trạng.
- Xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng. Tránh xa chất kích thích, thức uống có cồn. Ăn nhiều thực phẩm bổ não như cá biển, sữa, ngũ cốc, trứng,…
- Rèn luyện trí nhớ bằng các trò chơi trí tuệ khoảng 30 phút/ngày.
Suy giảm trí nhớ là tình trạng chung mà nhiều người trẻ gặp phải hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh đến từ nhiều lý do khác nhau. Bạn nên thường xuyên định kỳ để phát hiện sớm bệnh tình và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn điều trị sớm từ bác sĩ. Hy vọng qua các thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng này và không bị hoang mang khi có dấu hiệu của suy giảm trí nhớ.
Bảo Vân
Nguồn: Vinmec
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể