Hội chứng QT là một trong các bệnh lý liên quan đến sự bất thường khi đo hệ thống điện tim, ảnh hưởng đến nhịp tim và hoạt động bơm máu. Kenshin sẽ gửi đến bạn thông tin về hội chứng khoảng QT ngắn cũng biện pháp chẩn đoán và điều trị.
Bạn đang đọc: Hội chứng khoảng QT ngắn do nguyên nhân gì? Cách chẩn đoán và điều trị
Hội chứng QT là nguyên nhân khiến tim đập nhanh bất thường dẫn đến ngất đột ngột hoặc đột tử. Bài viết này sẽ trang bị cho bạn đầy đủ kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán, điều trị hội chứng khoảng QT ngắn nhằm giúp bạn phát hiện bệnh sớm, theo dõi và chữa trị để kiểm soát bệnh.
Contents
Nguyên nhân gây hội chứng khoảng QT ngắn
Hội chứng QT là tên gọi của nhóm những triệu chứng xảy ra khi có sự hoạt động bất thường trên hệ thống điện tim, gây nên các rối loạn nhịp tim, xáo trộn điện tim, tác động tiêu cực đến hoạt động bơm máu liên tục của tim. Các nguyên nhân gây nên hội chứng QT ngắn khá đa dạng, bao gồm:
- Di truyền;
- Gen đột biến điều khiển hệ thống điện tim nhưng không dễ dàng để xác nhận gen đột biến này;
- Tác dụng phụ của những loại thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị dị ứng, thuốc kháng sinh;
- Tim có khiếm khuyết bẩm sinh làm ảnh hưởng đến nhịp tim bị chậm.
Các triệu chứng khi bị QT quãng ngắn
Ở những trường hợp bị hội chứng QT dạng nhẹ, bệnh nhân có thể không thấy bất kỳ triệu chứng nào và chỉ thấy bất thường khi kiểm tra điện tâm đồ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng xuất hiện và xảy ra với mức độ thường xuyên nghĩa là bệnh đã rơi vào mức độ nguy hiểm. Các dấu hiệu khi bị QT quãng ngắn:
- Ngất xỉu: Nhịp tim rối loạn bất thường khiến tim đập bất thường, xảy ra nhiều khi người bệnh đột ngột thay đổi cảm xúc, có thể là giận dữ, sợ hãi, vui mừng hoặc chơi thể thao quá sức. Các triệu chứng sẽ xuất hiện trước khi ngất xỉu là tim đập không đều, tim đập nhanh, mờ mắt, chóng mặt, hoa mắt, người yếu…
- Động kinh: Hội chứng QT làm hoạt động bơm máu của tim suy giảm, cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên là oxy và dinh dưỡng. Hội chứng kéo dài làm tổn thương, giảm chức năng, nguy hiểm hơn là tế bào não bị hoại tử khiến người bệnh bị động kinh, co giật…
- Rung thất: Rối loạn nhịp tim do QT quãng ngắn khiến tâm thất đập quá nhanh, rung, không có khả năng bơm máu. Tình trạng này cần được xử lý sớm với thiết bị khử rung tim để tránh khiến não và tim bị tổn thương nặng không thể phục hồi.
- Tử vong đột ngột: Rối loạn nhịp tim do QT quãng ngắn gây ra khi trở về bình thường thì bệnh nhân chỉ bị ngất hoặc bị các triệu chứng bất thường khác. Tuy nhiên, nếu không kịp thời thực hiện khử rung thì nhịp tim rối loạn quá mức sẽ dẫn đến đột tử. Đây cũng là nguyên nhân bệnh lý tim mạch gây tử vong hàng đầu ở người trẻ hoặc trung niên, phổ biến nhất là khoảng 40 tuổi.
Người mắc hội chứng QT khoảng ngắn có thể diễn ra trong thời gian dài mà không gặp biến chứng nào nghiêm trọng. Mặc dù vậy, kích động hay căng thẳng thần kinh hoặc căng thẳng thể chất sẽ khiến cho nhịp tim bị mất kiểm soát.
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng QT ngắn
Bác sĩ sẽ xác định các dấu hiệu bệnh để định hướng chẩn đoán một người có bị mắc hội chứng khoảng QT ngắn hay không. Dưới đây là một số xét nghiệm mà người bệnh được yêu cầu thực hiện để chẩn đoán hội chứng QT:
- Điện tâm đồ: Kỹ thuật giúp ghi lại sóng xung điện trong tim giữ vai trò kiểm soát nhịp tim đập. Điện tâm đồ có thể được ghi lại lúc bệnh nhân nghỉ ngơi, tập thể dục hoặc chơi thể thao nhằm đánh giá hội chứng QT chính xác.
- Theo dõi điện tâm đồ: Phương pháp theo dõi điện tâm đồ Holter có tác dụng kiểm tra những bất thường trong khoảng 24 giờ liên tục. Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể thấy được những thời điểm nhịp tim đập bất thường khởi phát do hội chứng QT.
Tìm hiểu thêm: Đông trùng hạ thảo ngâm rượu có tác dụng gì cho cơ thể? Ngâm sao cho đúng cách
Ngoài ra, một phương pháp khác được áp dụng chính là đo điện tâm đồ sự kiện. Đây là quá trình ghi lại xung điện trong những tình trạng khó khăn hơn với mục đích xác định và chẩn đoán hội chứng QT chính xác khi các kỹ thuật khác không cho kết quả chẩn đoán cao. Những sự kiện có thể được ghi lại gồm:
- Kiểm tra sự gắng sức với thuốc: Người bệnh được dùng thuốc kích thích khiến cho tim hoạt động giống như khi bệnh nhân thực hiện hoạt động gắng sức hoặc khi căng thẳng. Điều này giúp phát hiện hội chứng QT khi không biểu hiện bình thường hoặc che giấu.
- Điện não: Thử nghiệm đo xung điện khi người bệnh bị ngất xảy ra bởi nguyên nhân thần kinh, điển hình là rối loạn co giật.
- Thử nghiệm di truyền: Giúp kiểm tra xem hội chứng khoảng QT ngắn có liên quan đến yếu tố di truyền hay không, thử nghiệm thực hiện trên các thành viên trong gia đình.
Phương pháp điều trị hội chứng QT
Trong trường hợp người bệnh không xuất hiện triệu chứng của hội chứng QT thì việc điều trị có thể không cần thiết nhưng vẫn cần được theo dõi, kiểm tra thường xuyên. Song song đó, bệnh nhân cũng hạn chế hoạt động kích thích tinh thần, gắng sức hay dùng thuốc gây phản ứng quá mức.
>>>>>Xem thêm: Bài thuốc điều trị bệnh sỏi thận bằng kim tiền thảo
Người bệnh có triệu chứng rối loạn nhịp tim sẽ được điều trị bằng các phương pháp như:
- Dùng thuốc: Thuốc ức chế beta giúp khống chế rối loạn nhịp tim, thuốc chẹn kênh Natri có công dụng giảm hoạt động của kênh ion Natri. Phương pháp này không giúp chữa khỏi hội chứng nhưng có thể ngừa biến chứng và xử lý chứng rối loạn nhịp tim kịp thời.
- Cấy thiết bị y tế: Máy tạo nhịp tim và máy khử rung tim có kích thước nhỏ, được cấy vào tim bệnh nhân để kiểm soát nhịp tim bất thường.
- Phẫu thuật: Nếu hội chứng QT ngắn đe dọa mạng sống bệnh nhân thì bác sĩ sẽ cân nhắc cắt bỏ dây thần kinh tạo tín hiệu xấu khiến tim đập nhanh để bảo toàn tính mạng.
Hội chứng QT được xếp vào một trong những nguyên nhân khiến nhịp tim rối loạn và người trẻ có nguy cơ bị tử vong đột ngột. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về hội chứng khoảng QT ngắn. Hội chứng gây ảnh hưởng tính mạng phần lớn là do chủ quan, không phát hiện bệnh sớm để điều trị. Vì thế, bạn hãy chú ý lắng nghe cơ thể để đi khám và can thiệp điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết của Kenshin. Đừng quên truy cập vào trang web của Kenshin thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích nhé! Được đồng hành cùng bạn trên con đường chăm sóc sức khỏe là vinh hạnh của chúng tôi.
Xem thêm:
- Hội chứng người cứng: Nguyên nhân và triệu chứng
- Nguyên nhân của hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể