Đau nhói ở tim có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số người hít thở sâu bị nhói tim. Vậy đây có thể là triệu chứng của bệnh gì?
Bạn đang đọc: Hít thở sâu bị nhói tim là triệu chứng bệnh gì?
Đau thắt ngực khi hít sâu rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe. Nguyên nhân gây ra nhói tim khi hít thở sâu có thể do chấn thương bên ngoài nhưng cũng có thể do bệnh lý bên trong. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề bệnh lý liên quan đến triệu chứng hít thở sâu bị nhói tim.
Contents
Hít thở sâu bị nhói tim là như thế nào?
Hít thở sâu bị nhói tim là tình trạng không ít người gặp phải. Tùy trường hợp, mức độ đau có thể khác nhau. Có những người chỉ đau âm ỉ ở tim mỗi nhịp hít vào. Nhưng cũng có những người bị đau nhói rồi thôi. Cảm giác đau nhói có thể chỉ xuất hiện trong 10 – 15 giây. Có những người gặp triệu chứng nhói tim khi hít sâu thường xuyên, nhưng cũng có những người thi thoảng mới gặp phải triệu chứng này.
Ngoài tức ngực khi hít sâu, triệu chứng đi kèm thường là khó thở, ho hoặc không. Để chẩn đoán nguyên nhân gây nhói tim khi hít thở sâu, các bác sĩ sẽ thực hiện:
- Thăm khám lâm sàng qua việc hỏi bệnh, thăm khám vùng ngực.
- Chỉ định chụp X-quang ngực để kiểm tra các tổn thương trên xương, phổi, màng phổi, màng tim, tim.
- Chỉ định chụp cắt lớp CT nên phát hiện bất thường trên phim X-quang.
- Chỉ định người bệnh đo chức năng thông khí để kiểm tra độ thông thoáng của đường thở và các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Kỹ thuật này thường áp dụng để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh hen phế quản.
- Chỉ định bệnh nhân đo điện tâm đồ để phát hiện các bệnh liên quan đến tim như: Nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim,…
- Chỉ định bệnh nhân đo độ bão hòa oxy máu để xác định tình trạng suy hô hấp.
Nguyên nhân dẫn đến hít thở sâu bị nhói tim
Khi hít thở sâu bị nhói tim, hầu hết chúng ta sẽ nghi ngờ các bệnh lý về trước tiên. Nhưng thực tế, đây có thể là biểu hiện của một loạt vấn đề khác như bệnh lý về phổi, bệnh lý về hệ tiêu hóa và các chấn thương khác. Cụ thể là:
Các bệnh về tim
Nếu hít thở sâu bị đau nhói ở tim, người bệnh có thể nghĩ đến các bệnh lý về tim như:
- Nhồi máu cơ tim ngoài cảm giác đau nhói còn kèm theo cảm giác bị bóp nghẹt hay đè nặng ở tim. Cảm giác này có thể xuất hiện ở giữa ngực hoặc ngực trái chỗ tim. Nếu nặng, cảm giác đau có thể lai đến vai và tay trái. Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim còn cảm thấy khó thở, lạnh chân tay, vã mồ hôi.
- Nhói tim khi hít sâu cũng có thể là triệu chứng viêm màng ngoài tim do chấn thương, virus hoặc các bệnh tự miễn. Trong trường hợp viêm màng ngoài tim, người bệnh có thể sẽ đỡ đau khi ngồi thẳng hoặc nghiêng về trước. Một số triệu chứng đi kèm có thể là sốt, khó thở, choáng váng, chóng mặt, trống ngực đập liên hồi,…
- Bệnh mạch vành ổn định cũng có một trong các triệu chứng điển hình là nhói tim. Cảm giác đau nhói xảy ra hoặc gia tăng khi người bệnh gắng sức và sẽ giảm khi họ nghỉ ngơi.
- Một số vấn đề về tim khác như: Viêm cơ tim, hẹp van tim, rối loạn thần kinh tim hay tách động mạch chủ cũng có triệu chứng hít thở sâu bị nhói tim nên người bệnh cần hết sức cẩn trọng.
Các bệnh về phổi
Triệu chứng nhói tim khi hít thở sâu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến phổi như:
- Viêm phổi do vi khuẩn, virus, nấm cũng khiến người mắc bệnh bị nhói tim khi hít thở sâu. Nguyên nhân là khi họ hít vào, các phế nang lành sẽ căng to và chèn ép vào các phế nang bị viêm gây đau. Cảm giác đau có thể xảy ra ở bên trái, khiến người bệnh nhầm lẫn là đau ở tim. Khi bị viêm phổi, triệu chứng kèm theo có thể là sốt cao, ho nhiều, ho có đờm thậm chí ho ra máu, mệt mỏi, khó thở.
- Viêm màng phổi cũng khiến bệnh nhân bị đau ngực phía bên tim khi hít thở sâu. Lý do là bởi lá màng phổi gồm hai lớp rất mỏng, trong đó một lớp dính vào mô phổi, một lớp dính vào thành ngực. Khi bệnh nhân hít thở, lồng ngực và phổi sẽ vận động khiến các lá màng phổi chuyển động và cọ xát vào nhau. Màng phổi bị viêm càng dễ bị kích thích gây cảm giác đau mỗi khi bệnh nhân hít thở sâu.
- Tràn khí màng phổi bên trái cũng gây cảm giác nhói tim khi hít thở sâu. Tràn khí màng phổi xảy ra khi nhu mô phổi bị tổn thương, làm thủng màng phổi. Sẽ có một luồng không khí đi vào giữa 2 lá màng phổi và tạo thành 1 khoang chèn ép phổi. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói bên tim và khó thở, nhất là khi hít thở mạnh.
Tìm hiểu thêm: Varogel uống trước hay sau ăn? Một số lưu ý khi dùng thuốc Varogel
Hít thở sâu bị nhói tim do các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác như chấn thương vùng ngực, bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cũng có thể gây triệu chứng hít thở sâu bị nhói tim. Điển hình như:
- Viêm sụn sườn phía bên trái gây đau quanh xương ức và cảm giác đau sẽ lan đến phía sau xương ức giống cảm giác nhói tim. Cảm giác đau sẽ gia tăng khi hít thở sâu. Viêm sụn sườn thường có nguyên nhân là nhiễm trùng hô hấp hoặc chấn thương ngực.
- Chấn thương ngực thường do va đập, tai nạn có thể gây tổn thương phần mềm hoặc gãy, rạn xương bên trong lồng ngực. Chấn thương cũng có thể làm ảnh hưởng đến màng phổi và phổi. Chấn thương ngực có thể chỉ có triệu chứng đau, bầm tím nhưng cũng có khi gây rối loạn nhịp tim, khó thở, đau nhói tim,…
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường ít được nghĩ tới khi ai đó đau nhói tim mỗi lần hít thở sâu. Nhưng bạn biết không, acid dạ dày trào lên thực quản cũng có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản. Khi niêm mạc thực quản tổn thương, dọc xương ức sẽ có cảm giác đau nóng khiến người bệnh nhầm lẫn là đau tim.
Làm gì khi hít thở sâu bị nhói tim?
Triệu chứng hít thở sâu bị nhói tim có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy, muốn chữa trị triệt để và hiệu quả, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác căn nguyên. Nếu nhói tim đến từ những nguyên nhân đơn giản và mức độ đau không nghiêm trọng, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc điều trị nội khoa như:
- Thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau phía bên tim khi hít thở sâu.
- Dùng thuốc ho để giảm triệu chứng ho, đặc biệt là khi cảm giác đau nhói gia tăng mỗi khi ho.
- Dùng thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày trong trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản.
>>>>>Xem thêm: Bệnh nhược cơ nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Tất cả các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh lý liên quan đến phổi và bệnh lý về tim đều cần phương pháp điều trị có thể phức tạp hơn. Tùy bệnh lý cụ thể và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối lưu ý, không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa rõ nguyên nhân gây nhói tim. Người bệnh cũng cần theo dõi xem triệu chứng hít thở sâu bị nhói tim có gia tăng về mức độ và tần suất không để đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.
Xem thêm:
Tìm hiểu những biểu hiện của cơn đau thắt ngực không điển hình
Bật mí cách giảm cơn đau nhói tim tại nhà hiệu quả
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể