Giun kim kí sinh ở đâu? Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả

Ngày nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc phải các bệnh đường ruột ngày càng tăng cao. Đặc biệt là về giun san, những sinh vật này sẽ kí sinh bên cơ thể và hấp thu các dinh dưỡng của cơ thể để tồn tại. Đặc biệt thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Vậy giun kim kí sinh ở đâu? Cách nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Bạn đang đọc: Giun kim kí sinh ở đâu? Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả

Giun kim kí sinh là một căn bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng thường thấy ở trẻ em. Bệnh lý này có thể gây nên nhiều biến chứng khôn lường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế nên chú ý hơn khi có các biểu hiện bệnh và tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán. Vậy giun kim kí sinh ở đâu?

Giun kim kí sinh ở đâu?

Bệnh giun kim hay còn được biết đến với cái tên khoa học là Enterobiasis, một căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Giun kim thường có kích thước nhỏ, tròn kí sinh trong đường ruột và đẻ trứng trên vùng da xung quanh hậu môn người bệnh. Đối với một con giun kim trưởng thành thường có chiều dài từ 6 đến 3 mm.

Người mắc giun kim có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Và trẻ em đang ở độ tuổi đi học sẽ thường xuyên bị nhiễm giun kim. Vì thế nên các bậc cha mẹ hết sức chú ý giữ vệ sinh cho bé để đảm bảo tối đa việc kiểm soát bệnh.

Giun kim ký sinh ở đâu? Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả 1

Giun kim kí sinh ở đâu?

Nguyên nhân mắc phải giun kim

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn vô tình bị nhiễm giun kim mà không hề hay biết.

Nguyên nhân đầu tiên có thể là do vô tình nuốt hoặc hít phải trứng của giun kim, gây ra nhiễm trùng. Những quả trứng nhỏ có kích thước cực bé, có thể dẫn vào đường miệng thông qua thức ăn hoặc những đồ uống đã tiếp xúc với nơi ô nhiễm. Khi vô tình nuốt phải trứng này, giun kim sẽ di chuyển đến đường ruột và dần lớn lên trong ổ bụng.

Và khi giun kim cái trưởng thành, sẽ di chuyển dần đến vùng hậu môn để đẻ trứng và gây nên biểu hiện ngứa hậu môn. Vô tình người bị ngứa sẽ thường xuyên gãi, trứng giun lúc này sẽ bám vào móng tay từ đó có thể để di chuyển đến các bề mặt khác như đồ chơi hoặc giường ngủ. Trứng của giun kim hoàn toàn có thể tồn tại ở các bề mặt trong hai hoặc ba tuần liên tiếp.

Nguyên nhân thứ hai là do giun kim rất dễ lây lan. Nếu không may bạn hít phải trứng giun và quá trình nhiễm giun kim cũng sẽ lại bắt đầu. Giun kim có thể bám ở hầu hết các bề mặt khác nhau. Vì thể đối tượng dễ mắc giun kim nhất chính là trẻ em. Đối với trẻ em còn đi học đặc biệt là môi trường mầm non, các bé sẽ có các sự tiếp xúc tăng cao, khó có thể kiểm soát. Bên cạnh đó những nơi như ga giường, khăn tắm, quần áo bẩn cũng có khả năng cao gây nên nguy cơ lây nhiễm giữa người có bệnh và người không có bệnh.

Tìm hiểu thêm: Nhà khoa học Mỹ tìm thấy virus Sars-CoV-2 trong tinh hoàn bệnh nhân

Giun kim ký sinh ở đâu? Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả 2
Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nếu vô tình nuốt hoặc hít phải trứng giun kim

Cách nhận biết nhiễm giun kim

Để nhận biết bản thân có bị nhiễm giun kim một cách nhanh nhất bạn nên chú ý các dấu hiệu ngứa quanh hậu môn liên tục. Nếu tình trạng ngứa xung quanh hậu môn ngày càng liên tục đặc biệt là vào ban đêm, thì rất có khả năng cao là bạn bị nhiễm giun kim. Để chắc chắn hơn, bạn nên thực hiện kiểm tra ở vùng da gần hậu môn, trên quần lót hoặc đồ ngủ để có những chẩn đoán chính xác nhất.

Một cách khác để nhận biết nhiễm giun kim, bạn cần sử dụng băng dính để quan sát xem trứng giun có bám vào băng hay không. Cách này nên thực hiện vào buổi sáng trước khi tắm hoặc thực hiện các vệ sinh cá nhân để đảm bảo hơn những chính xác của mẫu.

Ngoài ra, lấy mẫu bên dưới móng tay cũng có thể giúp bạn nhận biết xem mình có bị nhiễm giun kim hay không. Do móng tay là vùng được tiếp xúc nhiều nhất ở các vùng bề mặt. Tuy nhiên, một vài trường hợp, trứng giun có thể được phát hiện trong phân hoặc nước tiểu.

Giun kim ký sinh ở đâu? Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả 3

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chống đẩy đúng cách và hiệu quả

Thường xuyên vệ sinh tay để hạn chế nhiễm giun kim

Cách phòng ngừa nhiễm giun kim hiệu quả

Để phòng ngừa giun kim một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện một số biện pháp như:

  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống: Việc đảm bảo vệ sinh nơi bạn sống sẽ hạn chế được tình trạng giun kim kí sinh lên các bề mặt. Giặt chăn ga thường xuyên và lau chùi nhà cửa sạch sẽ. Không chỉ giúp phòng ngừa giun kim mà còn giúp bạn ngăn chặn các lây nhiễm từ các loại bệnh khác.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Việc thường xuyên tắm giặt, sẽ hạn chế việc vi khuẩn xâm nhập và giun kim kí sinh. Nên dùng riêng các đồ cá nhân như khăn tắm, bàn chải, lược… Xử lý những quần áo đã mặc hay khăn lau thường xuyên hơn để tránh việc vi khuẩn tích tụ lâu ngày.
  • Duy trì biện pháp vệ sinh: Thường xuyên khử khuẩn các bề mặt trong nhà hay vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn sẽ ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm giun kim từ người này sang người khác. Hạn chế gãi xung quanh vùng hậu môn để tránh lây nhiễm.
  • Khám bác sĩ định kỳ: Nếu các vấn đề về sức khỏe bị giảm sút, ngứa hậu môn thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị một cách nhanh chóng.

Có thể thấy giun kim là một căn bệnh rất dễ lây nhiễm, chúng thường kí sinh trong ruột, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với người bệnh. Vì vậy hãy chủ động giữa vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh bạn để hạn chế mắc các bệnh lây nhiễm khác.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn
  • Trứng giun đũa và những điều bạn chưa biết
  • Nhiễm trùng não do giun sán có nguy hiểm không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *