Giai đoạn wonder week 46 của trẻ là gì?

Trong quá trình phát triển và hoàn thiện mọi phương diện của trẻ đều có những đặc điểm riêng. Trong đó, thuật ngữ “Wonder Week” ám chỉ những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, giúp trẻ học hỏi và phát triển một cách toàn diện trong vòng 2 năm đầu đời, đặc biệt là wonder week 46. Bố mẹ cần hiểu rõ về Wonder Week để có thể hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất.

Bạn đang đọc: Giai đoạn wonder week 46 của trẻ là gì?

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao con bạn đột nhiên trở nên quấy khóc, khó ngủ, hay bám dính bạn hơn không? Nếu con bạn đang ở độ tuổi 42-46 tuần, thì đó có thể là dấu hiệu của wonder week 46. Vậy biểu hiện là gì? Bạn cần làm gì khi trẻ ở giai đoạn này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Điều cần biết về wonder week 46

Thuật ngữ “wonder week” (tuần lễ kỳ diệu) được phổ biến rộng rãi từ năm 1992 qua việc xuất bản cuốn sách The Wonder Weeks. Cuốn sách này họ mô tả cách trẻ sơ sinh trải qua các giai đoạn phát triển tinh thần hay “bước nhảy vọt về tinh thần” giúp trẻ xây dựng nhận thức về thế giới quan xung quanh. Vì những giai đoạn này thường khiến trẻ cảm thấy thất vọng (mọi thứ đều quá xa lạ và mới mẻ trong thế giới của chúng), nên chúng có thể cáu kỉnh, khó chịu, lo lắng và đau khổ, sợ hãi.

Trong đó, khi ở khoảng tuần tuổi 42-46, wonder week 46 là bước nhảy vọt thứ 7 trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển tinh thần của mọi đứa trẻ phải trải qua. Trong những giai đoạn này, trẻ học hỏi và phát triển với tốc độ chóng mặt, khiến bố mẹ không khỏi ngạc nhiên và thích thú. Tuy nhiên, cũng là nỗi lo lắng làm đau đầu nhiều bậc phụ huynh.

trẻ em 1.webp

Wonder week 46 là bước nhảy vọt thứ 7 trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển tinh thần của trẻ

Những biểu hiện khi trẻ trong giai đoạn wonder week 46

Ở giai đoạn này có thể coi là bước phát triển nhảy vọt của trẻ. Trẻ đã bắt đầu bước đi, nói nhiều hơn và lặp lại những gì khi nghe người khác nói. Điều đặc biệt là trẻ cũng bắt đầu hiểu và ghép các hành động lại với nhau, sắp xếp chúng lại theo chuỗi sự kiện có trình tự hơn. Đây là một bước phát triển quan trọng, giúp trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh và học cách kiểm soát môi trường của mình.

Trong giai đoạn này, dường như trẻ sẽ tăng cường việc học hỏi những điều mới mẻ khiến trẻ cảm thấy kích thích và phấn khích, nhưng đây cũng có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, mất tập trung khi bú. Các biểu hiện của trẻ có thể là dấu hiệu khi ở wonder week 46 gồm:

  • Trẻ bắt đầu chú ý đến các trình tự trong cuộc sống hàng ngày.
  • Trẻ bắt đầu học cách dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Ví dụ như trẻ có thể biết rằng sau khi được bố mẹ thay bỉm, sẽ được cho ăn.
  • Trẻ bắt đầu thử nghiệm với các trình tự khác nhau. Ví dụ như để trẻ có thể thử thay bỉm cho búp bê hoặc xếp chồng các khối theo một trình tự nhất định.
  • Quấy khóc nhiều hơn, khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.
  • Biếng ăn, bỏ bú.
  • Bám dính bố mẹ hơn.
  • Dễ cáu gắt, khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Giới thiệu tổng quan về bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn

trẻ em 2.webp
Trẻ ở giai đoạn này có thể trở nên biếng ăn

Cần làm gì để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn wonder week 46?

Những biểu hiện này có thể khiến bố mẹ lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu bình thường của sự phát triển. Khi trẻ bước qua wonder week 46, những biểu hiện này sẽ dần biến mất và trẻ sẽ bắt đầu học được những kỹ năng mới.

Như đã nói ở trên, đây là một bước phát triển quan trọng, giúp trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh và học cách kiểm soát môi trường của mình. Từ đó có thể định hướng cũng như tạo các thói quen sau này của trẻ. Để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn này, bố mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

  • Bố mẹ cần kiên nhẫn và thấu hiểu với những biểu hiện của trẻ, tránh cáu gắt hoặc la mắng trẻ.
  • Để giúp trẻ cảm thấy an toàn và ổn định trong cuộc sống hàng ngày. Bố mẹ nên tạo ra các trình tự ổn định cho trẻ, chẳng hạn như trình tự cho ăn, ngủ, tắm, chơi,…
  • Cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để khám phá thế giới xung quanh chẳng hạn như chơi với đồ chơi, đi dạo, khám phá những nơi mới,… Để giúp trẻ học hỏi và phát triển tốt hơn thì bố mẹ nên cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để khám phá thế giới.
  • Cho trẻ bú hoặc cho ăn khi trẻ cần giúp trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng trong giai đoạn này.
  • Tắm cho trẻ trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
  • Đọc truyện hoặc hát cho trẻ nghe trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đây cũng là việc có thể gắn kết, tạo cảm giác an toàn cho trẻ.

trẻ em 3.webp

>>>>>Xem thêm: Ung thư hắc tố có nguy hiểm không?

Bố mẹ cần kiên nhẫn và thấu hiểu với những biểu hiện của trẻ

Tóm lại, thuật ngữ wonder week nghe có vẻ khá hay khi có thể giúp bạn ngừng đổ lỗi cho bản thân về sự thiếu năng lực nuôi dạy con cái mỗi khi có các vấn đề thay đổi ở trẻ qua từng độ tuổi. Đây cũng là một thông tin hữu ích có thể giúp bạn đoán trước được những thay đổi có thể diễn ra với trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia không gọi đó là lời khuyên nuôi dạy con cái mà gọi đó là “sự hiểu biết sâu sắc về trẻ em” có thể giúp trang bị cho các ông bố bà mẹ kiến ​​thức để giúp họ vượt qua giai đoạn đầu thử thách đó nhằm giúp trẻ phát triển một cách hiệu quả nhất ở những giai đoạn đặc biệt.

Wonder week 46 nói riêng và các giai đoạn wonder week khác nói chung là những giai đoạn đầy biến động nhưng cũng đầy kỳ diệu của trẻ. Bố mẹ hãy kiên nhẫn và thấu hiểu để cùng con vượt qua những giai đoạn này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *