Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l có phải bệnh tiểu đường không?

Đo đường huyết thường xuyên là việc làm có lợi cho sức khỏe, giúp bạn xác định mức đường huyết cao hay thấp để điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho thích hợp. Vậy đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l là cao hay thấy, đã bị bệnh tiểu đường chưa?

Bạn đang đọc: Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l có phải bệnh tiểu đường không?

Nhiều người khi đo đường huyết nhận thấy đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l phân vân không biết liệu đây có phải chỉ số đường huyết cao hay không và chỉ số này cho thấy điều gì về sức khỏe,… Trong bài viết hôm nay, Kenshin sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề trên.

Chỉ số đường huyết là gì?

Trước khi tìm hiểu đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l, bạn cần hiểu hơn về chỉ số đường huyết cũng như việc đo đường huyết có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe. Chỉ số đường huyết còn được viết tắt là GI (Glycemic Index), là thuật ngữ dùng để chỉ nồng độ đường glucose có trong máu. Đơn vị dùng để đo chỉ số đường huyết thường là mmol/l hoặc mg/dl.

Vậy đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l là gì? Chỉ số đường huyết lúc đói là chỉ số đường trong máu khi thực hiện đo lần đầu tiên trong ngày vào buổi sáng sớm, khi cơ thể chưa ăn gì và cách bữa ăn trước tối thiểu 8 tiếng. Lúc này, đường huyết không bị thức ăn làm ảnh hưởng nên có thể đo được khá chính xác và phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l có phải bệnh tiểu đường không? 1

Chỉ số đường huyết (Glycemic Index) dùng để chỉ nồng độ glucose trong máu

Chỉ số đường huyết lúc đói ở người bình thường, không mắc bệnh tiểu đường là khoảng 3.9 – 5.5 mmol/l. Chỉ số này thường khá thấp so với chỉ số đường huyết khi được đo vào lúc sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Theo các chuyên gia về bệnh lý tiểu đường cho hay, việc thực hiện đo đường huyết lúc đói là một trong những cách dễ làm và cho kết quả chính xác nhất rằng bạn có đang mắc bệnh tiểu đường hoặc vấn đề liên quan đến tiểu đường hay không. Các chẩn đoán trong lúc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường cũng được thực hiện đo đường huyết khi bệnh nhân đói.

Tuy nhiên nếu chỉ đo đường huyết 1 lần và ghi nhận kết quả đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l vẫn chưa đủ để kết luận bạn có bị tiểu đường hay không. Nguyên nhân là vì lượng đường trong máu biến chuyển nhanh chóng và bị tác động bởi nhiều yếu tố nên theo khuyến nghị y tế, đo đường huyết lúc đói ít nhất 2 lần vào 2 ngày khác nhau, mỗi lần đó cách nhau 1 – 7 ngày mới cho kết quả đúng nhất.

Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l có phải điều trị tiểu đường không?

Khi đi chỉ số đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l, đây có phải dấu hiệu cho thấy bệnh tiểu đường hay không? Nếu bạn chỉ mới thực hiện duy nhất 1 lần đo đường huyết khi đói và ghi nhận kết quả 7.5 mmol/l thì chưa hẳn bạn đã mắc bệnh. Hơn thế nữa, nếu bạn không nhận thấy bất cứ dấu hiệu, triệu chứng của tiểu đường nào thì không thể kết luận rằng bạn đang bị bệnh.

Một số nghiên cứu chứng minh không chỉ bệnh đái tháo đường mới làm đường huyết tăng cao mà một số chứng nhiễm khuẩn, nhiễm virus,… cũng có thể tạo nên hiện tượng tăng đường huyết giả và khiến chỉ số đường huyết đo được cao bất thường. Với những trường hợp này bạn không nên quá lo lắng vì sau khi điều trị khỏi bệnh, mức đường huyết sẽ về lại ngưỡng ổn định hơn.

Vậy đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l như thế nào là bệnh tiểu đường? Khi bạn đo được chỉ số đường huyết lúc đói đạt 7.5 mmol/l từ 2 lần trở lên kèm theo biểu hiện của bệnh như ăn nhiều, sụt cân, mệt mỏi,… và chắc rằng bản thân không mắc bệnh viêm nhiễm thì mới có thể nghi ngờ bệnh tiểu đường.

Tìm hiểu thêm: Vai trò của nước ối trong việc sinh sản của mẹ bầu

Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l có phải bệnh tiểu đường không? 2
Đường huyết lúc đó 7.5 mmol/l cảnh báo nguy cơ tiểu đường

Nếu đo được đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l và sợ rằng mình đang bị tiểu đường, bạn hãy đo lại đường huyết một lần nữa vào ngày khác và chú ý quan sát sức khỏe nhiều hơn. Đối với việc tiếp tục ghi nhận đường huyết lần thứ 2 đo lúc đói vẫn là 7.5 mmol/l hoặc thậm chí cao hơn, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, xét nghiệm chính xác bệnh tiểu đường và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp đo đường huyết lúc đói lần thứ 2 ghi nhận kết quả từ 5.6 – 7.0 mmol/l, bạn có thể yên tâm mình chưa bị tiểu đường mà chỉ đang nằm trong nhóm nguy cơ tiểu đường, nên hết sức chú ý đến chế độ ăn uống, tập luyện để kiểm soát tốt đường huyết, giảm nguy cơ bị tiểu đường.

Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l có nguy hiểm không? Đa số trường hợp phát hiện bệnh tiểu đường thông qua chỉ số đường huyết lúc đói là những trường hợp bệnh nhẹ, chưa gây biến chứng nhiều. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì tiểu đường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao,…

Nên làm gì khi đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l?

Sau khi xác định đường huyết lúc đó 7.5 mmol/l có phải bệnh tiểu đường không, điều cần làm nhất lúc này là gì? Bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thực hiện thăm khám lâm sàng, xét nghiệm đường huyết và các kiểm tra khác để chẩn đoán chính xác có phải do tiểu đường hay không. Nếu không phải tiểu đường, bạn nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt để tránh nguy cơ bị bệnh. Trường hợp phát hiện tiểu đường, bạn nên chú ý một số điều sau.

Những thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường: Đường huyết cao có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống nên bạn cần bắt đầu điều chỉnh ngay từ thực đơn hàng ngày để bệnh lý nhanh chóng được kiểm soát hơn. Những thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường có thể kể đến như ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, các loại đậu, dầu thực vật, cá béo, dầu oliu, quả bơ, thịt nạc, rau xanh, trái cây ít ngọt,…

Thực phẩm người bệnh tiểu đường nên tránh: Hạn chế một vài thực phẩm nhất định cũng là cách hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả, giúp bạn kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường dễ dàng hơn. Những thực phẩm bệnh nhân tiểu đường cần kiêng ăn có thể kể đến như bánh, kẹo, kem, bánh mì, miến, phở, mứt, siro, hoa quả sấy khô,…

Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l có phải bệnh tiểu đường không? 3

>>>>>Xem thêm: Bầu ăn cháo lòng được không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn cháo lòng

Thực phẩm nhiều đường không tốt cho người đường huyết cao

Chế độ tập luyện: Vận động thường xuyên cũng góp phần không nhỏ để ổn định đường huyết đấy. Bạn nên dành ra từ 20 – 30 phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức.

Tóm lại, đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l chưa chắc chắn là bệnh tiểu đường nhưng bạn cần chú ý hơn đến sinh hoạt, ăn uống và đo lại đường huyết vào ngày khác để nắm rõ hơn tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu ghi nhận triệu chứng như mệt mỏi, ăn nhiều, sụt cân,… hãy đến bệnh viện để khám cà chẩn đoán bệnh lý chính xác.

Xem thêm: C

hỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *