Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hạ đường huyết và hạ canxi bởi những triệu chứng giống nhau. Để phân biệt 2 hiện tượng này rõ hơn, Kenshin mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Hạ đường huyết và hạ canxi giống hay khác nhau?
Thực chất, hạ đường huyết và hạ canxi là 2 vấn đề khác nhau. Tuy nhiên do triệu chứng khá giống nhau nên khiến nhiều người nghĩ rằng hạ đường huyết giống hạ canxi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn về 2 hiện tượng này.
Contents
Tìm hiểu chung về hạ đường huyết và hạ canxi
Trước khi phân biệt hạ đường huyết và hạ canxi có giống nhau không, bạn cũng cần tìm hiểu để biết rõ hơn về 2 hiện tượng này, tránh trường hợp nhầm lẫn. Trên thực tế, hạ đường huyết và hạ canxi hoàn toàn khác biệt về mặt khái niệm, cụ thể là:
Hạ đường huyết
Tình trạng hạ đường huyết còn gọi là tụt đường huyết, thường xảy ra nhiều ở bệnh nhân tiểu đường. Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm nhanh và thấp hơn mức ổn định dẫn đến một số triệu chứng bất thường. Chỉ số đường huyết ổn định là 55 – 69mg/dl, có nghĩa là khi đường huyết xuống dưới mức 55mg/dl gọi là hạ đường huyết.
Khi đường huyết sụt giảm xuống dưới mức 55mg/dl gây nên rất nhiều nguy hiểm cho người bệnh, điển hình có thể kể đến một số biến chứng nặng như co giật, hôn mê,… Nguyên nhân trực tiếp gây tụt đường huyết được xác định là do sự mất cân bằng giữa 2 hormone điều chỉnh lượng đường trong máu là insulin và glucagon. Theo các chuyên gia, một số thói quen, bệnh lý là tác nhân dẫn đến mất ổn định 2 loại hormone này.
- Ăn kiêng nghiêm ngặt, kiêng hoàn toàn đường và tinh bột gây mất cân bằng đường huyết.
- Thường xuyên ăn không đúng bữa, ăn trễ hoặc bỏ bữa, nhịn ăn.
- Tập thể dục quá sức, tiêu hao nhiều năng lượng.
- Uống quá liều lượng bia rượu.
Hạ canxi
Sau khi tìm hiểu về hạ đường huyết, bạn cũng nên biết hạ canxi là gì, điều này giúp phân biệt rõ hơn hạ đường huyết và hạ canxi. Tình trạng hạ canxi còn được gọi là tụt canxi xảy ra khi lượng canxi trong huyết thanh sụt giảm thấp hơn mức ổn định, cụ thể là thấp hơn 8.8mg/dl trong khi mức protein huyết tương vẫn ổn định. Ngoài ra, thuật ngữ này còn dùng để chỉ tình trạng canxi ion hóa bão hòa trong máu ở mức thấp hơn 4.7mg/dl.
Nguyên nhân chính gây hạ canxi phổ biến nhất là do bệnh lý suy cận giáp, ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến cận giáp nên nồng độ canxi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bệnh lý suy tuyến cận giáp đa số là do di truyền hoặc là biến chứng sau khi thực hiện mổ cắt tuyến giáp, phẫu thuật khối u ung thư,…
Một số tác nhân khác gây hạ canxi có thể kể đến như:
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi và vitamin D cần thiết.
- Bệnh liên quan đến nhiễm trùng hoặc bệnh thận.
- Lo lắng, stress, căng thẳng.
- Ung thư lan rộng.
- Mức độ magie hoặc photpho trong máu mất cân đối.
- Tiêu chảy, táo bón hoặc vấn đề về đường tiêu hóa làm giảm hấp thụ canxi.
- Vận động quá sức.
Hạ đường huyết và hạ canxi phân biệt thế nào?
Như đã nói ở trên, hạ đường huyết và hạ canxi là 2 hiện tượng hoàn toàn khác nhau, nguyên nhân và biến chứng cũng có sự khác biệt. Vậy phải làm sao để phân biệt được hạ đường huyết và hạ canxi? Bạn có thể để ý kỹ hơn dấu hiệu khi bị hạ đường huyết và khi bị hạ canxi để có thể phân biệt 2 vấn đề sức khỏe phổ biến này.
Dấu hiệu nhận biết khi bị hạ đường huyết
Theo thống kê, khi xuất hiện tình trạng hạ đường huyết, bệnh nhân thường có các triệu chứng cụ thể sau:
- Tay chân run rẩy, tâm trạng bồn chồn, lo lắng và hoang mang.
- Cảm giác đói, cồn cào trong bụng.
- Chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều.
- Buồn nôn và nôn.
- Ngứa râm ran hoặc hơi tê ở đầu lưỡi hoặc 2 bên má.
- Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim.
- Da nhợt nhạt, tái và thiếu sức sống.
Tìm hiểu thêm: Cách vệ sinh đầu nhũ hoa khi mang thai như thế nào là đúng?
Khi hạ đường huyết chuyển biến nặng có thể gây nên các triệu chứng mang tính nghiêm trọng hơn như:
- Lú lẫn, tâm thần kém tỉnh táo, có hành vi bất thường;
- Rối loạn thị giác, mắt mờ, nhìn không rõ, nhìn đôi;
- Co giật toàn thân;
- Mất ý thức, ngất xỉu;
- Hôn mê.
Dấu hiệu nhận biết khi bị hạ canxi
Phân biệt hạ đường huyết và hạ canxi thông qua triệu chứng cụ thể là cách phân biệt dễ thực hiện, kết quả chính xác nhất. Khi nhận thấy những dấu hiệu sau, có thể bạn đã bị hạ canxi rồi đấy.
- Co thắt cơ bất thường, cứng cơ bắp;
- Hạ huyết áp đột ngột;
- Mệt mỏi;
- Trí nhớ có vấn đề, nhớ nhớ quên quên;
- Tâm trạng thay đổi nhanh chóng, thất thường và không ổn định;
- Cảm giác lo lắng, bồn chồn, khó chịu, cắn rứt,…;
- Khó nói, khó nuốt;
- Tay chân run;
- Đầu ngón tay cảm thấy như có kim chích, có cảm giác lạ trên cơ thể.
Xử lý thế nào khi bị hạ đường huyết và hạ canxi?
Sau khi nhận biết được tình trạng hiện tại là hạ đường huyết hay hạ canxi, bạn cần nhanh chóng có cách xử lý thích hợp để bảo toàn sức khỏe, tính mạng cho bệnh nhân. Dưới đây là một số phương án xử lý khi bị hạ đường huyết và hạ canxi bạn có thể tham khảo.
Làm gì khi hạ canxi?
Đối với trường hợp hạ canxi cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu hạ canxi thể nhẹ có thể bổ sung nhanh canxi để khắc phục các triệu chứng khó chịu. Bệnh nhân có thể bổ sung canxi bằng dịch truyền hoặc ăn, uống thực phẩm có chứa nhiều canxi. Khi đã xử lý được tình trạng hạ canxi, cần tìm được nguyên nhân gây hạ canxi nhằm phòng tránh tái phát, chữa dứt điểm bệnh lý có liên quan.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý 3 món ăn từ lá mơ lông chữa viêm dạ dày
Làm gì khi hạ đường huyết?
Ngay khi nhận thấy dấu hiệu hạ đường huyết và nghi ngờ tụt đường huyết, bạn cần có cách xử lý nhanh chóng. Trường hợp đường huyết bệnh nhân từ 55 – 69mg/dl, tình trạng chưa chuyển nặng có thể áp dụng các cách xử lý tại nhà bằng việc bổ sung ngay 15g carbs và thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết sau mỗi 15 phút. Một số thực phẩm nên dùng để nạp carbs lúc này gồm có:
- 1 cốc sữa tươi.
- Nửa cốc nước trái cây tươi hoặc nước soda.
- 1 thìa đường, mật ong hoặc 1 viên kẹo.
- 2 – 3 viên glucose.
Tóm lại, hạ đường huyết và hạ canxi là 2 hiện tượng khác nhau, bạn nên tránh nhầm lẫn để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngay khi thấy bản thân có dấu hiệu hạ đường huyết hoặc hạ canxi, hãy báo ngay cho người thân hoặc bác sĩ để được hỗ trợ, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Xem thêm: Đường huyết lúc đói 7.5 mmol/l có phải bệnh tiểu đường không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể