Điều trị bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước như thế nào?

Hẹp niệu quản thận ứ nước là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hằng ngày. Vậy bệnh này nguy hiểm như thế nào? Điều trị ra sao? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Điều trị bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước như thế nào?

Hẹp niệu quản thận ứ nước là bệnh lý về thận thường xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt là trẻ 5 tuổi. Theo thống kê, trẻ em nam có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn trẻ nữ. Thận bên trái có tỷ lệ bị hẹp niệu quản ứ nước nhiều hơn bên bên phải. Vậy hẹp niệu quản thận ứ nước cụ thể là bệnh gì?

Khái niệm bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước

Hẹp niệu quản thận ứ nước xảy ra khi khúc nối bể thận với niệu quản bị hẹp, khiến sự lưu thông dòng chảy của nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản bị yếu đi. Dần dần gây ra tình trạng ứ nước.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các chức năng của thận bị suy giảm, làm xuất hiện bệnh thận mãn tính, thậm chí có thể phát triển thành bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối.

Điều trị bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước như thế nào?  01

Hẹp niệu quản thận ứ nước là bệnh phổ biến ở trẻ 5 tuổi

Triệu chứng

Hẹp niệu quản thận ứ nước là bệnh tiến triển âm thầm và gần như không xuất hiện triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm. Bệnh chỉ được phát hiện thông qua siêu âm ổ bụng.

Trong một số trường hợp, người bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước cũng xuất hiện một vào triệu chứng như đau bụng, đau hông lưng, buồn nôn, nôn,… Một số trẻ mắc bệnh khác còn có thể xuất hiện dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần,…

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do người bệnh bị hẹp niệu quản bẩm sinh. Ngoài ra, bệnh cũng có xu hướng di truyền. Điều này cũng đồng nghĩa trong gia đình nếu có người thân (như ông, bà, bố, mẹ) bị hẹp niệu quản thận ứ nước thì tỷ lệ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.

Bên cạnh 2 nguyên nhân ở trên, bệnh còn có thể xuất hiện do niệu quản bám vào bể thận ở vị trí cao, dẫn tới khúc nối bị viêm, gập góc, xoắn. Hoặc khúc nối bể thận và niệu quản xuất hiện khối u, bị teo hẹp hay có bất thường mạch máu ở cực dưới.

Một nguyên nhân khác nữa do người bệnh từng bị trào ngược bàng quang – niệu quản, polyp niệu quản, thận móng ngựa, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, có tiền sử phẫu thuật bàng quang hoặc bị chấn thương,…

Cách chẩn đoán

Do ở giai đoạn đầu của bệnh không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, điển hình nên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý về thận, tiết niệu khác. Do vậy, để chẩn đoán được chính xác người bệnh có phải bị hẹp niệu quản thận ứ nước hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm như: Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm creatinin, xét nghiệm ure.

Tìm hiểu thêm: Mất răng số 6 có niềng răng được không?

Điều trị bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước như thế nào? 02
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán hẹp niệu quả thận ứ nước

Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được chỉ định làm siêu âm thận nhằm phát hiện các bất thường trong thận, mức độ hẹp và kích thước của thận, bề dày của nhu mô thận cũng như phân biệt rõ ràng được người bệnh bị thận đa nang, giãn niệu quản hay hẹp niệu quản thận ứ nước.

Ở một số trường hợp, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm một số các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như đánh giá chức năng thận như chụp xạ hình thận để đánh giá chức năng của 2 bên thận, chụp bàng quang ngược dòng, chụp CT để xác định được chính xác vị trí hẹp,…

Phương pháp điều trị

Để điều trị bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước, các bác sĩ thường lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Dựa trên kết quả chẩn đoán hình ảnh về vị trí chít hẹp, mức độ hẹp, các bác sĩ sẽ lựa chọn tiến hành phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở tạo hình khúc nối bể thận và niệu quản.

Trong đó, phẫu thuật mổ nội soi là phương pháp được sử dụng phổ biến, đặc biệt với trường hợp các bệnh nhi. Phương pháp này hạn có thời gian thực hiện ngắn, hạn chế tối đa được các biến chứng có thể xuất hiện trong cuộc mổ, nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí cho người bệnh và rút ngắn thời gian bình phục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh sẽ phải tiến hành mổ mở.

Điều trị bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước như thế nào? 03

>>>>>Xem thêm: Cách phòng chống hiệu quả bệnh đường hô hấp mùa hè cho cả gia đình

Phẫu thuật là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được theo dõi liên tục trong 1 tháng và 6 tháng/lần sẽ phải thực hiện lại các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hệ tiết niệu, chụp CT,… để đánh giá lại tình trạng vết mổ, tốc độ hồi phục của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng kháng sinh.

Tóm lại, hẹp niệu quản thận ứ nước cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng như giãn bể thận, giãn đài thận, suy giảm chức năng thận, suy thận,… gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ và sự phát triển của người bệnh. Bởi vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các cơn đau bụng bất thường hoặc những bất thường về đường tiết niệu, người bệnh hoặc phụ huynh cần đưa con tới các cơ sở y tế đầu ngành để có được phương hướng điều trị bệnh chính xác và kịp thời.

Trên đây, Kenshin đã cung cấp thông tin thiết yếu liên quan tới bệnh hẹp niệu quản thận ứ nước. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích được cho mọi người.

Xem thêm: Thận ứ nước do hẹp khúc nối bể thận niệu quản là gì?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *