Phospho là một trong những khoáng chất thiết yếu của cơ thể, đặc biệt quan trọng với sự hình thành, phát triển và duy trì sức khỏe xương. Bạn có biết thiếu phospho nguy hiểm thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị của tình trạng này thế nào không?
Bạn đang đọc: Thiếu phospho nguy hiểm thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Cơ thể chúng ta cần nhiều vitamin và khoáng chất để có thể duy trì sự sống và các chức năng của các hệ cơ quan, các bộ phận trên cơ thể. Phospho là một khoáng chất quan trọng và là một phần không thể thiếu để tạo nên sự cân bằng của vitamin và khoáng chất. Nguyên tố này có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương, hoạt hóa các enzyme trong cơ thể, điều hòa phiên mã gen, duy trì độ pH phù hợp trong dịch ngoại bào, dự trữ năng lượng bên trong tế nào. Vì vậy, thiếu phospho chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe.
Contents
- 1 Thiếu phospho xảy ra do nguyên nhân nào?
- 1.1 Tình trạng suy dinh dưỡng làm cạn kiệt nguồn dự trữ phospho
- 1.2 Vitamin D trong cơ thể thiếu hụt
- 1.3 Nghiện rượu gây thiếu hụt phospho
- 1.4 Thiếu phospho sau khi nhiễm toan ceton do tiểu đường
- 1.5 Người bị nhiễm kiềm hô hấp
- 1.6 Người mắc hội chứng đói xương
- 1.7 Thiếu phospho khi dùng thuốc kháng acid dạ dày và thuốc lợi tiểu
- 2 Thiếu phospho biểu hiện như thế nào?
- 3 Thiếu phospho điều trị như thế nào?
Thiếu phospho xảy ra do nguyên nhân nào?
Chúng ta có thể cung cấp phospho cho cơ thể qua chế độ ăn uống hay thực phẩm bổ sung. Những thực phẩm giàu photpho mà chúng ta nên ăn hàng ngày như: Thịt gà, thịt lợn, nội tạng động vật, hải sản, sữa, hạt bí ngô, hạt hướng dương, các loại hạt dinh dưỡng, ngũ cốc nguyên hạt… Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể cũng tổng hợp đủ phospho. Vì thế mới xảy ra tình trạng thiếu phospho ở nhiều người. Thiếu hụt phospho có thể đến từ những nguyên nhân chính như:
Tình trạng suy dinh dưỡng làm cạn kiệt nguồn dự trữ phospho
Hiếm có trường hợp một người khỏe mạnh bình thường tự nhiên bị thiếu hụt phospho. Khi không cung cấp đủ khoáng chất này từ chế độ ăn uống, cơ thể sẽ tự cân bằng bằng cách tái hấp thu phospho vào máu. Chỉ khi ai đó bị suy dinh dưỡng khiến nguồn dự trữ phospho trong cơ thể cạn kiệt mới gây thiếu hụt phospho.
Vitamin D trong cơ thể thiếu hụt
Chúng ta thường biết đến loại vitamin này với vai trò hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nhưng ngoài ra, vitamin D cũng giúp hấp thụ phospho từ ruột non vào máu nên khi bạn bổ sung thiếu vitamin D cũng có thể dẫn đến thiếu hụt phospho.
Nghiện rượu gây thiếu hụt phospho
Những người nghiện rượu có thể bị rối loạn điện giản như giảm nồng độ canxi, kali, phospho trong máu. Một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra giảm phosphate (dạng muối của phospho) huyết chính là nghiện rượu. Theo thống kê, một nửa số người nghiện rượu phải nhập viện xuất hiện chứng giảm phosphate huyết ngay từ 3 ngày đầu tiên nhập viện.
Thiếu phospho sau khi nhiễm toan ceton do tiểu đường
Khi bệnh tiểu đường không được quản lý đúng cách, bệnh nhân sẽ bị nhiễm toan ceton do tiểu đường – tình trạng cơ thể không thể sản xuất đủ insulin. Khi đó, bệnh nhân được truyền tĩnh mạch insulin để tăng hấp thu các glucose và phosphate trong huyết tương. Khi đó, phosphate vô cơ huyết tương có thể giảm mạnh gây thiếu phospho.
Người bị nhiễm kiềm hô hấp
Khi bị nhiễm kiềm hô hấp, người bệnh tăng hít thở dẫn đến tăng pH máu đồng thời giảm CO2 trong máu động mạch. Nguyên nhân đến từ việc pH ở tế bào tăng kích thích phosphofructokinase dẫn đến kích thích quá trình đường phân để tạo ra ATP. Việc này lại dẫn đến tiêu thụ phosphate từ ngoại bào. Khi đó, phosphate trong huyết tương được chuyển dịch vào nội bào để đáp ứng nhu cầu và gây thiếu hụt phospho.
Người mắc hội chứng đói xương
Hội chứng đói xương xảy ra khi cơ thể bị hạ canxi máu và phosphate máu lâu ngày. Sau khi thực hiện phẫu thuật hoặc sau khi điều trị cường tuyến cận giáp, xương phục hồi bằng cách tái hấp thụ và lưu trữ lại canxi và phosphate. Việc tăng nhu cầu của xương với phosphate gây ra tính trạng giảm phosphate huyết và thiếu hụt phospho trong cơ thể.
Thiếu phospho khi dùng thuốc kháng acid dạ dày và thuốc lợi tiểu
Thuốc kháng acid dạ dày dùng trong điều trị loét dạ dày. Thuốc lợi tiểu có thể được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị tăng huyết áp. Cả hai loại thuốc này (nhất là thuốc kháng acid nhôm và magie) đều có thể liên kết với phosphate và làm giảm khả năng hấp thụ phospho vào máu.
Tìm hiểu thêm: Thun liên hàm là gì? Ưu nhược điểm của thun liên hàm
Thiếu phospho biểu hiện như thế nào?
Người bị thiếu phospho có thể gặp các triệu chứng liên quan đến toàn bộ cơ thể. Thiếu hụt phospho mức độ nhẹ có thể không biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Nhưng khi thiếu hụt nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Cơ thể người bệnh mệt mỏi, uể oải, không muốn vận động hay làm việc do thiếu hụt phospho khiến mức năng lượng của cơ thể luôn thấp. Lý do là khoáng chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein, chất béo thành năng lượng.
- Nhịp thở thường không đều.
- Xuất hiện tình trạng đau yếu cơ ở những người thiếu hụt phospho.
- Một số người bệnh xuất hiện triệu chứng của suy tim.
- Đau cứng, sưng khớp khi thiếu phospho do khoáng chất này giúp duy trì sức khỏe của xương khớp.
- Không chỉ có canxi mà phospho cũng rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của răng. Thiếu hụt phospho dẫn đến triệu chứng răng dễ lung lay và rụng.
- Một số người bệnh gặp triệu chứng tê ngứa chân tay, khó đi bộ, co giật hoặc phản xạ yếu.
Những triệu chứng trên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như: Tiêu cơ vân, suy hô hấp cấp, loạn nhịp tim, hồng cầu bị phá hủy… Có những người gặp biến chứng lâu dài. Có khi, biến chứng thiếu phospho có thể dẫn đến tình trạng đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về 5 loại ung thư thường gặp ở nữ giới
Thiếu phospho điều trị như thế nào?
Người bị thiếu hụt phospho có thể bổ sung khoáng chất này vào cơ thể qua đường ăn uống. Một số thực phẩm chứa hàm lượng phospho dồi dào như:
- Các loại thịt từ thịt gia cầm đến thịt gia súc như: Thịt gà, thịt vịt, thịt lợn, thịt bò.
- Các loại trứng gà, trứng vịt.
- Các loại cá và hải sản.
- Các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu và các loại hạt dinh dưỡng.
- Một số loại rau, củ, quả như khoai tây, cà chua, táo…
Bạn cũng đừng quên vitamin D giúp cơ thể hấp thụ phospho hiệu quả. Vì vậy, bạn cũng nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu Vitamin D3 như: Các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ), tôm, trứng, sữa…
Có những người chỉ cần bổ sung phospho từ thức ăn mà không cần dùng thuốc. Nhưng cũng có trường hợp phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, các trường hợp nhẹ cần bổ sung phospho đường uống với liều 80mmol mỗi ngày. Trường hợp nặng hơn có thể cần truyền tĩnh mạch tối đa 48mmol/ngày.
Thiếu phospho gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa, chúng ta nên duy trì chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng. Một số thói quen xấu như uống nhiều rượu bia nên từ bỏ sớm. Nếu mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh về xương, bệnh tuyến giáp, người bệnh nên theo dõi sát sao và điều trị sớm để tránh thiếu hụt phospho và gặp các biến chứng nguy hiểm khác.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể