Sầu riêng là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng và là món ăn yêu thích của nhiều người. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp dị ứng sầu riêng. Và để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng đồng hành cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Dị ứng sầu riêng: Nguyên nhân, triệu chứng và một số lưu ý
Sầu riêng là một loại trái cây ngon, bổ dưỡng và đã quá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là người Đông Nam Á. Nhưng nó cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe cho một số người. Trong đó có dị ứng sầu riêng. Và để làm rõ vấn đề này hãy theo dõi bài viết sau đây.
Contents
Tìm hiểu về sầu riêng
Sầu riêng thuộc loại trái cây nhiệt đới, được cho là có nguồn gốc từ Đông Nam Á, và được xem là “vua của các loại trái cây”. Quả sầu riêng có đặc điểm là kích thước lớn, với đặc trưng là mùi hương mạnh, vỏ cứng và có rất nhiều gai nhọn bao quanh quả sầu riêng. Quả thường đạt 30cm chiều dài và 20 đường kính và nặng 1 tới 3kg.
Có nhiều giống sầu riêng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là Durio zibethinus. Với phần thịt sầu riêng có màu vàng đậm hoặc nhạt. Mùi vị của loại quả này rất mạnh, cũng chính điều này mà hình thành nên 2 nhóm đối tượng ngược ngược nhau là một nhóm rất thích ăn sầu riêng và một nhóm không thể ăn được loại quả này, hay có thể mang lại những phản ứng khác nhau ở mỗi người, có người cảm thấy khó chịu, nhưng cũng có người rất yêu thích.
Sầu riêng là một trong những loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng nhất. Chất béo trong sầu riêng là một nguồn chất béo lành mạnh, gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Nó cũng cung cấp lượng chất xơ dồi dào, cứ 100g sầu riêng ăn vào sẽ cung cấp khoảng 30% nhu cầu chất xơ mỗi ngày của cơ thể. Trong quả sầu riêng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B6, vitamin C, thiamine, kali, mangan, riboflavin, folate và niacin.
Có thể sử dụng sầu riêng bằng nhiều cách khác nhau như ăn trực tiếp, làm kem, sinh tố, nấu chè,… Nó cũng là một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Đông Nam Á. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng vỏ ngoài của sầu riêng còn được sử dụng kết hợp cùng một số dược liệu khác có tác dụng giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu, hay hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm, cảm sốt.
Triệu chứng và nguyên nhân của dị ứng sầu riêng
Dị ứng sầu riêng là một dạng dị ứng thực phẩm. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các chất trong sầu riêng.
Triệu chứng dị ứng với sầu riêng
Khi tiếp xúc với sầu riêng, hệ miễn dịch của người bị dị ứng sẽ sản xuất các kháng thể để chống lại các tác nhân bị xem là gây hại. Các chất gây dị ứng trong sầu riêng có thể bao gồm protein, enzyme và hợp chất hữu cơ khác. Người bị dị ứng khi ăn sầu riêng có thể gặp các triệu chứng như: Nhức đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau bụng, đầy hơi, ngứa họng hoặc môi sưng tấy, nổi mề đay, phát ban, nghiêm trọng hơn có thể gây khó thở, tim đập nhanh, nôn, buồn nôn, gây huyết áp thấp,…
Tìm hiểu thêm: Hội chứng Dubin Johnson: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Nguyên nhân gây dị ứng với sầu riêng
Sầu riêng là một loại trái cây được biết đến với mùi thơm độc đáo và cay nồng, nhưng đối với một số người, nó có thể gây ra phản ứng dị ứng do các hợp chất cụ thể có trong nó. Nguyên nhân chính xác gây dị ứng với sầu riêng vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên,các nhà khoa học cho rằng một số loại protein có thể tác nhân gây dị ứng, do chúng có thể thúc đẩy phản ứng của hệ miễn dịch ở những người nhạy cảm với nó.
Các yếu tố nguy cơ gây dị ứng với sầu riêng bao gồm:
- Tiền sử gia đình dị ứng thực phẩm: Nếu bạn có người thân trong gia đình bị dị ứng thực phẩm, bạn có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cao hơn, bao gồm cả dị ứng với sầu riêng.
- Tiền sử dị ứng các loại hạt: Nếu bạn bị dị ứng các loại hạt, chẳng hạn như đậu phộng, hạt điều, hoặc hạnh nhân thì cũng có nguy cơ bị dị ứng với sầu riêng cao hơn.
Khi bị dị ứng sầu riêng thì bạn cần lưu ý điều gì?
Do không có phương pháp nào giúp điều trị hoàn toàn dị ứng với sầu riêng. Cách tốt nhất để giảm dị ứng với sầu riêng là tránh ăn sầu riêng và các sản phẩm có chứa sầu riêng. Nếu bạn bị dị ứng với sầu riêng, thì nên chú ý một số điều sau:
- Học cách nhận biết các triệu chứng của dị ứng với sầu riêng. Điều này sẽ giúp bạn nhận biết sớm các phản ứng dị ứng và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Trao đổi với bác sĩ về tình trạng dị ứng của bản thân. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin về dị ứng sầu riêng và cách phòng ngừa các phản ứng dị ứng.
Đồng thời, cần tránh sử dụng sầu riêng và các sản phẩm có chứa sầu riêng:
- Kiểm tra nhãn mác của thực phẩm một cách cẩn thận. Sầu riêng có thể được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm kem, bánh, và các món ăn châu Á.
- Khi ăn ở ngoài cần chú ý hoặc hỏi về các món ăn có thể chứa nguyên liệu là sầu riêng.
- Nếu bạn không chắc chắn liệu một sản phẩm có chứa sầu riêng hay không, bạn nên tránh ăn sản phẩm đó.
>>>>>Xem thêm: Ăn thịt mỡ có béo không? Thành phần dinh dưỡng trong thịt mỡ
Trên đây là những thông tin về chủ đề “Dị ứng sầu riêng” mà Kenshin gửi đến bạn đọc. Nếu bạn gặp những triệu chứng trên khi ăn sầu riêng, bạn cần ngưng sử dụng và đến gặp các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có câu trả lời chính xác nhất.
Xem thêm:
- Dị ứng thời tiết có lây không? Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết
- Bị dị ứng bao lâu thì khỏi? Điều trị như thế nào?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể